Logo

Mỹ: Tòa án Tối cao ủng hộ tính hợp hiến của "Điều khoản về tên cá nhân" tại Luật Nhãn hiệu

14/09/2024
USPTO đã áp dụng điều khoản về tên cá nhân tại Luật Nhãn hiệu để từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu “Trump too small” và bị kiện ra tòa


Ngày 13/6/2024  Tòa án tối cao đã bác đơn kiện Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã dùng điều khoản về tên cá nhân tại Luật Nhãn hiệu để quyết định  từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu “Trump too small” ( tạm dịch, Trump quá nhỏ nhen) do không được sự đồng ý của cựu Tổng thống Donald Trump, lý do nêu trong đơn khởi kiện là việc USPTO sử dụng  điều khoản về về tên cá nhân tại Luật Nhãn hiệu là sự  cấm đoán vi hiến đối với quyền tự do ngôn luận được quy định bởi Tu chính án thứ nhất
[1] (1) .

Bản án còn có hậu quả  đối với quá trình thẩm định nhãn hiệu là  cả chín thẩm phán Tòa án Tối cao đều khẳng định rằng điều khoản về tên cá nhân (names clause) của Luật Nhãn hiệu là hợp hiến và cho phép USPTO tiếp tục thực thi điều khoản này khi xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu.

Như vậy, theo phán quyết của Tòa án Tối cao việc nộp đơn đăng ký tên cá nhân làm nhãn hiệu ngoài việc phải thể hiện được tính phân biệt - hầu như luôn đạt được thông qua việc sử dụng thành công và quảng bá tên đó với tư cách là nhãn hiệu thì còn cần có sự cho phép của một người sống cụ thể được xác định bởi nhãn hiệu.

Có thể nhận xét về phán quyết nêu trên của Tòa án như sau:

Phán quyết Tòa án vẫn rất hẹp và không cung cấp nhiều hướng dẫn cho những nỗ lực trong tương lai nhằm sử dụng một cái tên cá nhân nổi tiếng làm nhãn hiệu. Các nhân vật của công chúng, từ các chính trị gia đến những người nổi tiếng trong lĩnh vực điện ảnh, thời trang và các lĩnh vực khác, cùng luật sư của họ có thể sẽ xem xét kỹ lưỡng những nỗ lực trong tương lai nhằm sử dụng những cái tên cá nhân nổi tiếng làm nhãn hiệu./.

Phán quyết này có ý nghĩa quan trọng đối với luật nhãn hiệu tạo ra  sự cân bằng giữa quyền sở hữu trí tuệ và tự do ngôn luận với những điểm chính là :

(i) Bảo vệ tên cá nhân: Phán quyết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tên cá nhân khỏi bị sử dụng trong nhãn hiệu mà không có sự đồng ý. Nó củng cố Mục 2(c) của Đạo luật Lanham, đảm bảo các nhân vật của công chúng có quyền kiểm soát việc sử dụng tên của họ vì mục đích thương mại.

(ii) Làm rõ về quyền tự do ngôn luận: Quyết định làm rõ rằng các hạn chế đối với việc đăng ký nhãn hiệu liên quan đến tên cá nhân không nhất thiết vi phạm quyền tự do ngôn luận. Quan điểm của Tòa án cho thấy những hạn chế này phục vụ mục đích chính đáng trong việc ngăn chặn việc sử dụng tên cá nhân sai mục đích và nhầm lẫn.

(iii) Bình luận chính trị: Mặc dù bình luận chính trị là một hình thức tự do ngôn luận được bảo vệ, trường hợp này chứng minh rằng bình luận đó có thể gặp phải những hạn chế khi liên quan đến Luật Nhãn hiệu. Phán quyết của Tòa án chỉ ra rằng các điều khoản của đạo luật Nhãn hiệu Lanham có thể cùng tồn tại với các quyền của Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp  mà không vi phạm Tu chính án .

Nguồn:
 
(i) https://www.linkedin.com/pulse/supreme-court-snubs-trump-too-small-trademark-bid-randi-karpinia-1ewne; 
(ii) https://www.hklaw.com/en/insights/publications/2024/06/us-supreme-court-upholds-constitutionality-of-federal-trademark
iii) https://www.gibsondunn.com/supreme-court-upholds-prohibition-on-registration-of-trademarks-that-incorporate-personal-names-without-consent/

 

Các bài viết khác