Logo

Hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Đông Nam Á – Dự án ECAP III

20/07/2013
Các loại thực phẩm và hàng mỹ nghệ của châu Á từ lâu đã nổi tiếng khắp thế giới. Sau đây là một số ý kiến của ông Stephane Passeri, cố vẫn Dự án ASEAN về bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ (ECAP III) về đăng ký bảo hộ các sản phẩm này với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý (Geographical indications – GI)

Trung Quốc và Ấn độ cũng đã nộp các đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Cộng đồng Châu Âu (EU). Chúng tôi cũng đã khẳng định rằng các hệ thống chỉ dẫn địa lý (GI) đã mở rộng thêm, không chỉ có các loại rượu vang và rượu mạnh mà cón có các sản phẩm khác như lụa và gạo. Như thế phù hợp hơn với quyền lợi của các quốc gia  trong vùng này.

Hiện tại, EU có hệ thống chỉ dẫn địa lý tiên tiến nhất và đăng ký thuận tiện nhất. Năm ngoái, EU đã đưa vào áp dụng một hệ thống mà theo đó mọi sản phẩm của EU buộc phải có logo và chỉ dẫn địa lý in trên bao bì.  Điều này giúp cho việc xác định nguồn gốc sản phẩm, thể hiện chất lượng của các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, đó cũng là tiếp thị, đặc biệt  với các sản phẩm được sử dụng ngoài lãnh thổ EU.  Ngược với hệ thống nhãn hiệu, hệ thống chỉ dẫn địa lý là miễn phí và không có thời hạn.  Sự nhấn mạnh ở đây là chất lượng và tính phù hợp.

Ông có thể cho ví dụ về một số chỉ dẫn địa lý thành công, đã giúp phần nâng cao đời sống người dân làm ra các sản phẩm đó ở Đông Nam Á?

Các chỉ dẫn địa lý thành công nhất ở Thái Lan là lụa và cà phê Doi Tung. Còn ở Việt Nam tôi chọn nước mắm Phú Quốc.

Theo ông, có thể có các hạn chế nào trong việc tạo ra chỉ dẫn địa lý (ví dụ, gây khó cho đổi mới thương mại hoặc  bị khống chế hoặc thống trị bởi một số xí nghiệp)?

Tôi thực sự không nhận thấy các tác động tiêu cực nào. Có thể có một điểm yếu là các cơ quan muốn đi quá xa và quá nhanh. Tôi phải giải thích cho họ rằng cần phải tiến hành từng bước một. Điều quan trọng nhất là chính phủ có thể bảo đảm rằng các sản phẩm sẽ được kiểm soát chặt chẽ.  Chúng tôi thực sự đã rất tập trung vào việc tạo ra cơ sở vững chắc cho cho các chỉ dẫn địa lý.

Các lợi ích kinh tế của các chỉ dẫn địa lý là rõ ràng nhưng số lượng các chỉ dẫn địa lý có thể đăng ký là hạn chế, khiến cho một số người nói rằng họ không thấy các chỉ dẫn địa lý đó trên thị trường.  Đây không phải là thiếu sót - đây là một chiến lược. Chúng tôi muốn người dân nhận ra rằng những chỉ dẫn địa lý đó là chất lượng.  Các thực phẩm từ châu Á thường không được coi là chất lượng tuyệt hảo tại châu Âu, và chúng tôi muốn thay đổi nhận thức đó.

Một vấn đề khác chúng tôi cần giải quyết là chúng tôi đã làm tốt khâu tạo ra nhận thức, nhưng chúng tôi còn đang ở giai đoạn đầu trên khía cạnh năng lực kiểm soát chất lượng. Cần thành lập các hiệp hội của những người sản xuất. Điều này sẽ bảo đảm rằng các sản phẩm GI chất lượng cao sẽ được xuất khẩu. Có lúc, có một số quốc gia đã cho phép bất kỳ ai cũng có thể nộp đơn xin bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhưng trong thực tế rất khó thực hiện việc này và không phù hợp với EU. Con đường tốt nhất là thành lập hiệp hội của những người sản xuất – khi đó họ sẽ có các quyền lợi trực tiếp trong việc quản lý nội bộ chất lượng sản phẩm và họ sẽ sát cánh cùng nhau để nâng cao uy tín các chỉ dẫn địa lý.

Hiện tại một cơ quan xác nhận chất lượng của Ý đã được Bộ Thương mại (Thái Lan) thuê để xác nhận chất lượng sản phẩm có chỉ dẫn địa lý và họ đang huấn luyện người Thái làm việc đó như thế nào. Sau khi được huấn luyện, hệ thống sẽ hoạt động tốt.

Ghi chú: Dự án ASEAN về bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ (ECAP III) được bắt đầu thực hiệ từ ngày 1/1/2010 trên cơ sở Hiệp định Tài trợ ký ngày 21/10/2009 giữa Cao Ủy Châu Âu (EC) và Ban Thư ký ASEAN (ASEC), và một Hiệp định Đóng góp ký ngày 18/12/2009 giữa EC và Cơ quan Patent Châu Âu (EPO).

PHAM&ASSOCIATES
(Nguồn: Managing IP, 01 June 2010)

Các bài viết khác