Logo

Bán bún bò Huế có phải xin phép UBND tỉnh Thừa Thiên Huế?

29/08/2016

Vụ việc: Tháng 07/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nộp đơn lên Cục Sở hữu Trí tuệ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) “BÚN BÒ HUẾ” dạng hình và chữ cách điệu (xem hình). Sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký bao gồm nhóm 30: Bún bò và nhóm 43: Nhà hàng ăn uống, dịch vụ cung cấp đồ ăn.

Vụ việc: Tháng 07/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nộp đơn lên Cục Sở hữu Trí tuệ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) “BÚN BÒ HUẾ” dạng hình và chữ cách điệu (xem hình). Sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký bao gồm nhóm 30: Bún bò và nhóm 43: Nhà hàng ăn uống, dịch vụ cung cấp đồ ăn.

 

Thông tin này lập tức làm xôn xao giới sản xuất và kinh doanh đồ ăn uống, đặc biệt là những người sản xuất và làm dịch vụ chuyên bán món ăn này trong cả nước. Vụ việc cũng lôi cuốn sự quan tâm cả các phóng viên của các hãng truyền thông báo giấy, báo nói, báo hình.

     


Mối lo lắng của mọi người là: Nếu UBND Thừa Thiên Huế được cấp đăng ký NHCN này thì những ai đang sản xuất, đóng gói hay đang bán món ăn bún bò Huế trên toàn quốc muốn tiếp tục kinh doanh thì liệu có phải đến Huế để xin phép cấp quyền sử dụng nhãn hiệu thì mới được hành nghề tiếp hay không? Hay việc bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận này cũng giống như bảo hộ chỉ dẫn địa lý là chỉ những người có cơ sở sản xuất kinh doanh ở Huế đáp ứng các tiêu chuẩn quy định mới có quyền sản xuất, kinh doanh món ăn hấp dẫn này?

 

Sau nhiều giải thích của các chuyên gia, các bình luận, phỏng vấn trên truyền thông, cũng như giải thích của người trong cuộc, sự việc mới bớt nóng, làm an tâm hơn những người có liên quan. Tuy vậy, cũng còn nhiều người chưa thật hiểu thấu đáo các vấn đề về pháp lý liên quan đến vụ việc này.

 

Để hiểu rõ vấn đề, trước tiên cần hiểu rõ nhãn hiệu chứng nhận là gì?

 

Theo quy định của Luật SHTT Việt Nam cũng như các quy định quốc tế thì “NHCN là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của mình để chứng nhận các đặc tính về sản xuất, nguyên vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó”.

 

Cũng theo quy định, chủ NHCN phải là tổ chức có năng lực chứng nhận và không trực tiếp sử dụng nhãn hiệu đó mà cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho những ai có yêu cầu và phải đáp ứng  Quy chế sử dụng NHCN đó. Phạm vi bảo hộ của một NHCN phụ thuộc vào các nội dung sau đây:

 

  • Mẫu nhãn hiệu
  • Nội dung chứng nhận (chứng nhận cái gì)
  • Quy chế sử dụng NHCN (hay các điều kiện để được quyền sử dụng nhãn hiệu đó)

 

    Một số ví dụ về NHCN trong và ngoài nước:

       i/ Nhãn hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”

  • Mẫu nhãn hiệu:

                                 

  • Nội dung chứng nhận: Hàng Việt Nam chất lượng cao
  • Quy chế sử dụng NH: Sản phẩm phải được người tiêu dùng bình chọn tại triển lãm do chủ NHCN tổ chức.

 

      ii/  NH “ Gà đồi Yên Thế”

  • Mẫu nhãn hiệu:

                                   

Các bài viết khác