Logo

Tìm hiểu về hệ thống bảo hộ chỉ dẫn đại lý ở Trung Quốc

15/07/2013
Vừa qua, một công ty luật của Việt Nam đã phát hiện ra hai nhãn hiệu "BUON MA THUOT & chữ Tàu" và "BUON MA THUOT COFFEE 1896 & logo" đã được Cơ quan Nhãn hiệu Trung Quốc lần lượt cấp văn bằng bảo hộ...

Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ lãnh thổ của một quốc gia, hoặc từ khu vực, địa phương thuộc lãnh thổ đó trên khía cạnh sản phẩm đó có chất lượng, uy tín hoặc những đặc tính riêng do các yếu tố con người và tự nhiên của vùng đó quyết định. Một trong những CDĐL được công nhận quốc tế là Champagne, vùng trồng nho ở phía Bắc nước Pháp, nổi tiếng về rượu vang mang tên Champagne với chất chất lượng tuyệt hảo nhờ các yếu tố thổ nhưỡng và khí hậu độc nhất vô nhị của vùng đó. Việt Nam cũng có những CDĐL như Phú Quốc, Phan Thiết nổi tiếng với nước mắm, Tân Cương với chè, Thanh Hà với vải thiều, Lạng Sơn với hoa hồi… Cho tới tháng 8/2011 Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam cho 27 CDĐL, trong đó có 25 CDĐL là các vùng, địa phương của Việt Nam. Hai CDĐL nước ngoài đã đăng ký bảo hộ ở Việt Nam là Cognac (CH Pháp) cho sản phẩm rượu mạnh) và Pisco (CH Peru) cũng cho sản phẩm rượu mạnh.

CDĐL Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân là một trong 25 CDĐL đã được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam (số đăng bạ 00004) nhưng chưa đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nước ngoài nào. Buôn Ma Thuột là thánh địa cà phê của Việt Nam, nằm trên cao nguyên thuộc tỉnh Dak Lak. Trải rộng trên một vùng hơn 100.000 ha trồng cà phê, Buôn Ma Thuột mỗi năm sản xuất hơn 300.000 tấn cà phê hạt, chiếm gần 1/3 tổng sản lượng 1 triệu tấn cà phê/năm của Việt Nam.



Vừa qua, một công ty luật của Việt Nam đã phát hiện ra hai nhãn hiệu "BUON MA THUOT & chữ Tàu" và "BUON MA THUOT COFFEE 1896 & logo"
đã được Cơ quan Nhãn hiệu Trung Quốc lần lượt cấp văn bằng bảo hộ số 7611987 và số 7970830 vào ngày 14/11/2010 và ngày14/6/2011 cho một số sản phẩm trong đó có cà phê cho cho Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Điều này có nghĩa là các sản phẩm cà phê của Việt Nam nếu mang nhãn hiệu Buôn Ma Thuột sẽ không thể xuất khẩu vào Trung Quốc chừng nào hai nhãn hiệu nói trên còn hiệu lực. Để yêu cầu cơ quan Nhãn hiệu Trung Quốc hủy bỏ hiệu lực hai văn bằng nói trên chắc chắn sẽ mất thời gian và tốn kém.

Trường hợp nêu trên không phải là đầu tiên1, và chắc chắn sẽ không phải là cuối cùng, liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể Việt Nam bị vi phạm ở nước ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả đáng tiếc này, nhưng nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất là do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắc Lắc – là cơ quan quản lý CDĐL Buôn Ma Thuột và Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột - là Hiệp hội sản xuất/kinh doanh sản phẩm mang CDĐL Buôn Ma Thuột) đã không thực sự quan tâm đến các tài sản trí tuệ của mình. 

 Bài viết này cung cấp những thông tin chủ yếu về việc bảo hộ CDĐL ỏ Trung Quốc. Qua đó chúng ta có thể lý giải một phần nguyên nhân vụ việc cũng như các cơ sở pháp lý để có thể khởi kiện đòi hủy bỏ hai nhãn hiệu nói trên đồng thời xem xét việc đăng ký bảo hộ CDĐL Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê Việt Nam tại Trung Quốc.

I.              Hệ thống bảo hộ CDĐL ở Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu bảo hộ CDĐL từ năm 1985. Ngày 11/12/2001, sau hơn 10 năm đàm phán vượt qua chặng đường đầy chông gai, Trung Quốc đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong tiến trình gia nhập WTO và tiếp tục những năm sau đó, Trung Quốc đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ nêu trong Hiệp định TRIPS2 (sau đây gọi tắt là TRIPS) mà các thành viên của WTO và TRIPS đã cam kết.

I.1            Nghĩa vụ bảo hộ CDĐL của Trung Quốc theo TRIPS

I.1.1. TRIPS đòi hỏi các nước thành viên bảo hộ CDĐL của các nước thành viên khác.

TRIPS quy định mức bảo hộ tối thiểu mà các quốc gia thành viên WTO phải dành cho CDĐL của các quốc gia thành viên khác. Điều 22(a) của TRIPS quy định “Các thành viên phải quy định những biện pháp pháp lý để các bên liên quan ngăn ngừa việc sử dụng bất kỳ phương tiện nào để gọi tên hoặc giới thiệu hàng hoá nhằm chỉ dẫn hoặc gợi ý rằng hàng hoá đó bắt nguồn từ một khu vực địa lý khác với xuất xứ thực, với cách thức lừa dối công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hoá”. Hơn nữa, Điều 22(b) còn ngăn cấm “bất kỳ hành vi sử dụng nào cấu thành một hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo ý nghĩa của Điều 10bis Công ước Paris (1967)3”.

TRIPS cũng quy định mỗi thành viên phải mặc nhiên (ex efficio), nếu pháp luật quốc gia cho phép như vậy hoặc theo yêu cầu của bên liên quan, từ chối hoặc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có chứa hoặc được cấu thành bằng một chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hoá không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng, nếu việc sử dụng chỉ dẫn đó trên nhãn hiệu hàng hoá cho những hàng hoá như vậy tại nước thành viên đó khiến công chúng hiểu sai về xuất xứ thực. 

Những quy định nói trên cũng được áp dụng đối với cả các chỉ dẫn địa lý mặc dù đúng theo nghĩa đen về lãnh thổ, khu vực hoặc địa phương là nơi xuất xứ của hàng hoá, nhưng lại làm công chúng hiểu là hàng hoá đó bắt nguồn từ lãnh thổ khác. Ví dụ, sử dụng CDĐL “Phú Quốc” cho nước mắm sản xuất từ Thái Lan (thay vì Việt Nam); hoặc “Ceylon” cho chè đến từ Việt Nam (thay vì Sri Lanka); hoặc “Murano” cho các sản phẩm thủy tinh sản xuất từ Thổ Nhì Kỳ (thay vì Italy) bằng cách đưa thêm dòng chữ “sản xuất tại....” (‘Made in ....”) là không được phép.

I.1.2.  TRIPS yêu cầu mức bảo hộ lớn hơn đối với các CDĐL dùng cho rượu vang và rượu mạnh.

Điều 23 của Hiệp dịnh TRIPS yêu cầu các thành viên có các biện pháp để các bên liên quan có thể ngăn cản việc sử dụng các CDĐL của rượu vang và rượu mạnh cho các rượu vang và rượu mạnh không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch hoặc được sử dụng kèm theo các từ như "loại", "kiểu", "dạng", "phỏng theo" hoặc những từ tương tự như vậy. Vì vậy, rượu vang sản xuất ở Mỹ nếu sử dụng chỉ dẫn như “vang kiểu Rioja” (Rioja là địa danh có cả ở Tây Ban Nha và Argentina), hay “vang loại champagne, sản xuất tại Chile” sẽ bị cấm. 

Nhưng không giống với các CDĐL đồng âm4 nói chung, các chỉ dẫn địa lý đồng âm dùng cho rượu vang đều được bảo hộ. Nhưng mỗi thành viên phải xác định các điều kiện thực tế để các chỉ dẫn đồng âm được phân biệt với nhau, phải bảo đảm đối xử công bằng với các nhà sản xuất và bảo đảm để người tiêu dùng không bị lừa dối. Ví dụ, Rượu vang từ vùng Rioja của Tây Ban Nha và Rioja của Argentina đều mang CDĐL là Rioja và đều được bảo hộ. TRIPS trao quyền cho các quốc gia liên quan đàm phán để thỏa thuận về cách sử dụng để người tiêu dùng  phân biệt được Rioja nào là của Tây Ban Nha và Rioja nào là của Argentina.

I.1.3.   TRIPS quy định các trường hợp ngoại lệ.

TRIPS cũng quy định một số ngoại lệ, đó là “Không quy định nào…buộc một Thành viên phải cấm công dân hoặc cư dân nước mình không được tiếp tục sử dụng hoặc sử dụng theo cách thức tương tự một CDĐL cụ thể về rượu vang hoặc rượu mạnh của Thành viên khác cho hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại…nếu đã liên tục sử dụng (a) trong thời gian ít nhất là 10 năm trước ngày 15/4/1994 hoặc; (b) một cách có thiện ý trước thời điểm đó (Điều 24(4)).

I.2            Hệ thống bảo hộ CDĐL ở Trung Quốc

Các thành viên của Hiệp định TRIPS có quyền tự do lựa chọn phương phương thức bảo hộ CDĐL ở nước mình sao cho phù hợp với các quy định của TRIPS.

Trung Quốc bảo hộ CDĐLdựa trên luật nhãn hiệu và một số văn bản pháp quy khác liên quan đến CDĐL. Trong số đó, quan trọng nhất và trực tiếp liên quan đến đăng ký CDĐL là Luật Nhãn hiệu5 , Các quy tắc để thực hiện Luật Nhãn hiệu6 (gọi tắt là Các quy tắc thực hiện), Các Biện pháp để Đăng ký và Quản lý các Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận7 (gọi tắt là Các biện pháp quản lý) và Hệ thống SAQSIQ quy định việc bảo hộ các nhãn đặc biệt cho các sản phẩm CDĐL. 

I.2.1        Bảo hộ CDĐL bằng Luật Nhãn hiệu

Việc đăng ký bảo hộ CDĐL được nêu gián tiếp trong điều Điều 10 Luật Nhãn hiệu quy định về những dấu hiệu không được sử dụng là nhãn hiệu, cụ thể là: “...Các địa danh của vùng hành chính cấp xã hoặc từ cấp xã trở lên và địa danh nước ngoài nổi tiếng với công chúng sẽ không được sử dụng như nhãn hiệu, trừ khi các địa danh đó có các ý nghĩa khác hoặc là một phần của các nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận”.

CDĐL được định nghĩa là các dấu hiệu “chỉ nơi (vùng) xuất xứ của hàng hóa mà chất lượng, uy tín hoặc các đặc trưng khác của hàng hóa mang chỉ dẫn đó được quyết định chủ yếu bởi các yếu tố tự nhiên và con người của vùng đó” và “...nếu nhãn hiệu chứa chỉ dẫn địa lý nhưng hàng hóa không bắt nguồn từ địa danh đó và làm công chúng hiểu sai về xuất xứ thực của hàng hóa sẽ bị từ chối đăng ký và không được sử dụng; tuy nhiên mọi nhãn hiệu đã được đăng ký một cách có thiện ý vẫn sẽ được duy trì hiệu lực” (Điều 16, Luật Nhãn hiệu).

Điều 6 Các quy tắc thực hiện giải thích rõ hơn như sau “ Đối với các chỉ dẫn địa lý nêu trong Điều 16 của Luật Nhãn hiệu, có thể nộp đơn để đăng ký chúng như là các nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận...Nếu chỉ dẫn địa lý được đăng ký như một nhãn hiệu chứng nhận thì mọi cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác mà hàng hóa của họ đáp ứng các điều kiện mà chỉ dẫn địa lý đòi hỏi có thể yêu cầu được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, và tổ chức được giao trách nhiệm quản lý nhãn hiệu chứng nhận đó phải cho phép sử dụng. Nếu chỉ dẫn địa lý được đăng ký như một nhãn hiệu tập thể thì mọi cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác mà hàng hóa của họ đáp ứng các điều kiện mà chỉ dẫn địa lý đòi hỏi có thể yêu cầu được là hội viên của hội, hiệp hội hoặc bất cứ tổ chức nào khác có chỉ dẫn địa lý được đăng ký là nhãn hiệu tập thể và hội, hiệp hội hoặc tổ chức khác đó phải kết nạp họ là hội viên phù hợp với các quy chế của hiệp hội; những người không yêu cầu được làm hội viên của hội, hiệp hội hoặc bất cứ tổ chức nào khác có chỉ dẫn địa lý được đăng ký là nhãn hiệu tập thể có thể sử dụng một cách hợp pháp chỉ dẫn địa lý đó, và và hội, hiệp hội hoặc tổ chức khác đó không được ngăn cấm việc sử dụng đó. 

Đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể phải kèm theo các tài liệu về các tiêu chuẩn phải đáp ứng để được phép sử dụng nhãn hiệu và quy chế kiểm soát và quản lý việc sử dụng nhãn hiệu đó (Điều 13, Các biện pháp quản lý). Nói chung, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể thường là các hiệp hội, hợp tác xã của nông dân, người sản xuất nông nghiêp vì phần lớn chỉ dẫn địa lý là cho các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm. Mọi thành viên của tổ chức đăng ký CDĐL với tư cách nhãn hiệu tập thể phải nằm trong lãnh thổ tương ứng của chỉ dẫn địa lý (Điều 4, Các biện pháp quản lý).

              Các tài liệu của đơn đăng ký phải nêu rõ các đặc tính của sản phẩm sẽ gắn chỉ dẫn địa lý, mối quan hệ giữa các đặc tính này với các yếu tố con người và tự nhiên của vùng mà chỉ dẫn địa lý bao quát và đường biên giới của vùng đó (Điều 7, Luật Nhãn hiệu). Những yếu tố này phải được các cơ quan hành chính và ngành công nghiệp liên quan phê duyệt trước khi nộp đơn (Điều 8, Các biện pháp quản lý). Người nộp đơn cũng phải xác định rõ quy chế sử dụng nhãn hiệu, bao gồm mục tiêu của nhãn hiệu, chất lượng mà nó yêu cầu, các điều kiện và các quy tắc sử dụng, quyền và trách nhiện liên quan đến việc sử dụng, trách nhiệm pháp lý sẽ phải gánh chịu nếu sử dụng sai và hệ thống giám sát và kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu (Điều 10, 11, Các biện pháp quản lý). Người nộp đơn xin đăng ký CDĐL nước ngoài phải chứng minh rằng CDĐL đó đang được bảo hộ ở quốc gia gốc của họ ((Điều 6, Các biện pháp quản lý). 

Cơ quan Nhãn hiệu (TQ) không tra cứu để xác định các xung đột quyền trong quá trình đăng ký8. Các đơn đăng ký nếu đáp ứng các yêu cầu về hình thức sẽ được Cơ quan Nhãn hiệu chấp nhận sơ bộ và công bố trên Công báo Nhãn hiệu (Trademark Gazette). Nếu không có phản đối trong vòng 3 tháng, CDĐL sẽ được đăng ký (Điều 27, 30 Luật Nhãn hiệu). Khi đó, mọi cá nhân và pháp nhân hợp pháp sẽ có quyền sử dụng CDĐL và SAIC là cơ quan có trách nhiệm công bố danh mục các CDĐL và sản phẩm tương ứng để công chúng biết. Các bên liên quan trong thời gian 5 năm từ ngày CDĐL được đăng ký có quyền yêu cầu TRAB hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu có chứa các CDĐL sai lạc, nếu trước đó đã không phản đối việc nộp đơn với cùng lí do (Điều 41,41 Luật Nhãn hiệu, xem thêm chú thích 7). Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 10 năm, nhưng có thể gia hạn không giới hạn số lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm (Điều 37,38 Luật Nhãn hiệu). Bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu nếu nó không được sử dụng liên tục trong 03 năm (Điều 44(4) Luật Nhãn hiệu). 

I.2.2        Bảo hộ các nhãn đặc biệt cho các sản phẩm mang CDĐL qua hệ thống SAQSIQ 

Trung Quốc đã ban hành một văn bản pháp lý riêng để bảo hộ CDĐL từ năm 1999, gọi là “Các quy tắc về bảo hộ các Sản phẩm với tên gọi xuất xứ và các Quy tắc về Quản lý các tên gọi xuất xứ”. Chúng được kết hợp và hợp nhất vào “Các Quy định về bảo hộ các sản phẩm có CDĐL” trong năm 20059, tạo thành một hệ thống đăng ký CDĐL dưới sự quản lý của Tổng cục Giám sát và Kiểm tra Chất lượng và Kiểm dịch (SAQSIQ). Không ngạc nhiên, hệ thống này được hình thành và phát triển với sự giúp đỡ của Pháp, quốc gia đầu tiên bảo hộ tên gọi xuất xứ.

                Về bản chất, hệ thống AQSIQ định nghĩa CDĐL giống như Luật Nhãn hiệu, nhưng bảo hộ theo hệ thống AQSIQ sẽ có sự tham gia toàn diện của chính quyền. Đơn đăng ký CDĐL được nộp cho AQSIQ. Người nộp đơn phải là tổ chức được chính quyền cấp thị trấn, tỉnh hoặc cao hơn cử hoặc chỉ định. Phạm vi địa giới của sản phẩm mang CDĐL cũng phải do các cơ quan có thẩm quyền quyết định. Người nộp đơn phải chứng minh chất lượng, uy tín, các đặc trưng nổi trội của sản phẩm và hệ thống kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng để duy trì những yếu tố đó...Lịch sử của sản phẩm, bao gồm cả lịch sử thương mại, cũng phải chứng minh một cách thuyết phục.

              Việc xem xét các đơn đăng ký CDĐL theo hệ thống AQSIQ đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá chất lượng và kiểm dịch sản phẩm. Các báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới AQSIQ. Trên cơ sở đó, AQSIQ sẽ thẩm định đơn về mặt hình thức, xem có đáp ứng các yêu cầu hay không rồi công bố để các bên liên quan có thể phản đối trong thời gian 02 tháng. Nếu không có

phản đối, AQSIQ sẽ chỉ định một hội đồng gồm các chuyên gia kỹ thuật để thẩm định các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Nếu hội đồng thông qua, AQSIQ sẽ ra thông báo phê duyệt đơn và CDĐL được đăng ký bảo hộ. Một nhãn sẽ được tạo ra để gắn lên sản phẩm mang CDĐL. Nếu nhà sản xuất trong hai năm liên tiếp bị phát hiện không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật hoặc vi phạm trong việc sử dụng CDĐL sẽ bị mất quyền sử dụng và có thể bị phạt. 

I.2.3        Bảo hộ CDĐL bằng Luật chống Cạnh tranh không lành mạnh, Luật Chất lượng sản phẩm, và luật Bảo vệ Quyền và Lợi ích của người tiêu dùng.

Luật chống cạnh tranh không lành mạnh10 quy định mọi hành động “vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người hoạt động kinh doanh khác” là tạo thành hành vi cạnh trang không lành mạnh và sẽ bị xử lý. Điều 5(4) của luật cũng xác định rõ “cấm sử dụng các chỉ dẫn sai về xuất xứ của hàng hóa, các chỉ dẫn không đúng làm người tiêu dùng lầm lẫn về chất lượng sản phẩm. Những người hoạt động kinh doanh giả mạo nhãn hiệu hoặc trình bày sai nguồn xuất xứ hay chất lượng của sản phẩm sẽ bị xử phạt (Điều 21, Luật Chất lượng sản phẩm)11. Luật về Quyền của người tiêu dùng12 có quan hệ chặt chẽ với hai luật nêu trên và “cấm các hành động giả mạo hàng hóa của người khác, sử dụng các chỉ dẫn sai về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và sử dụng không hợp pháp nhãn hiệu” (Điều 50(2),(4)).

Tính đến cuối năm 2009 đã có 771 CDĐL được đăng ký bảo hộ tại Trung Quốc, trong đó có 33 là CDĐL nước ngoài, gồm Cam Frorida (Frorida Oringe) từ Mỹ, Giăm-bông Parma (Parma Ham) từ Italia, Scotch whisky từ Anh, rượu Cognac (French Cognac) từ Pháp, rượu `Olmeca từ Mexico, Lụa Thái (Thai Silk) từ Thái Lan13 

III.                  Một số nhận xét sơ bộ

                Có thể thấy việc bảo hộ CDĐL ở Trung Quốc là khá phức tạp, với sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau. Một số học giả và luật sư cho rằng hệ thống này cần hoàn thiện hơn nữa, theo hướng chỉ nên bảo hộ bằng Luật Nhãn hiệu; giảm bớt yêu cầu phải xin ý kiến đánh giá và phê duyệt của một số cơ quan hành chính và quản lý khi nộp đơn, thủ tục đó không chỉ gây nhiễu loạn mà còn là gánh nặng về chi phí và thời gian cho người nộp đơn. Việc bảo hộ CDĐL bằng cả Luật Nhãn hiệu và hệ thống AQSIQ bị đánh giá là do “chất lượng chưa cao của hệ thống pháp lý”. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan liên quan đến việc đăng ký cũng chưa được phân định rõ ràng, dẫn đến thực tế là đơn đăng ký phải bổ sung nhiều lần mới được chấp nhận. Cũng giống như Cơ quan Nhãn hiệu, AQSIQ không tiến hành tra cứu các quyền đã có trước và/hoặc xung đột; thay vào đó sử dụng cơ chế thời gian phản đối khi các đơn đăng ký CDĐL được công bố.  Do thời gian phản đối (2 tháng) là khá ngắn, trong khi đó khả năng tiếp cận của công chúng tới thông tin và các công bố của Cơ quan nhãn hiệu và AQSIQ thấp, nên khiếu nại với các CDĐL được đăng ký không phải là it.

Trong trường hợp có phản đối, yêu cầu phản đối sẽ được nộp cho Ban Xem lại và Xét xử nhãn hiệu (TRAB) trực thuộc SAIC và thời gian thụ lý, giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu của TRAB trung bình kéo dài từ 3-5 năm. Nếu không chấp nhận quyết định của TRAB, các bên liên quan có thể kiện ra tòa và thủ tục này cũng không kém phức tạp và tốn kém về thời gian và tiền của. 

Chắc chắn việc đầu tiên cần làm với CDĐL Buôn Ma Thuột bị xâm phạm nói trên là phải tiến hành các thủ tục phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ cho 2 nhãn hiệu "BUON MA THUOT & chữ Tàu" và "BUON MA THUOT COFFEE 1896 & logo" của Cơ quan Nhãn hiệu Trung Quốc với lí do việc đăng ký nhãn hiệu đó đã được thực hiện một cách “không thiện ý..., làm công chúng hiểu sai về xuất xứ thực của hàng hóa...”. Tiếp theo, sẽ tiến hành đăng ký bảo hộ CDĐL Buôn Ma Thuộ

Các bài viết khác