Logo

Thỏa thuận trọng tài (TT): chuyện có thể doanh nghiệp (DN) chưa biết

04/11/2013

(Cadn.com.vn) - Trong quan hệ kinh doanh thương mại, tranh chấp (TC) là vấn đề không ai mong muốn. Tuy nhiên, đó là điều không thể tránh khỏi. Dưới góc độ pháp lý, khi có TC phát sinh, “giải quyết tại TT” là một trong 4 hình thức giải quyết TC được quy định tại Luật Thương mại 2005. Về mặt thực tiễn, trong quan hệ thương mại giữa DN Việt Nam với các DN nước ngoài hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài, thỏa thuận giải quyết TC bằng TT thường được các bên lựa chọn và quy định tại hợp đồng. Tuy nhiên, có thể vì hạn chế về năng lực pháp lý, vì tư tưởng chủ quan, hay vì thiếu nghiêm túc trong khâu soạn thảo, xem xét và đàm phán hợp đồng mà nhiều khi thỏa thuận TT không những không mang lại kết quả giải quyết nhanh chóng mà còn tạo thêm nhiều phức tạp, khó khăn cho DN khi có TC xảy ra.

(Cadn.com.vn) - Trong quan hệ kinh doanh thương mại, tranh chấp (TC) là vấn đề không ai mong muốn. Tuy nhiên, đó là điều không thể tránh khỏi. Dưới góc độ pháp lý, khi có TC phát sinh, “giải quyết tại TT” là một trong 4 hình thức giải quyết TC được quy định tại Luật Thương mại 2005. Về mặt thực tiễn, trong quan hệ thương mại giữa DN Việt Nam với các DN nước ngoài hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài, thỏa thuận giải quyết TC bằng TT thường được các bên lựa chọn và quy định tại hợp đồng. Tuy nhiên, có thể vì hạn chế về năng lực pháp lý, vì tư tưởng chủ quan, hay vì thiếu nghiêm túc trong khâu soạn thảo, xem xét và đàm phán hợp đồng mà nhiều khi thỏa thuận TT không những không mang lại kết quả giải quyết nhanh chóng mà còn tạo thêm nhiều phức tạp, khó khăn cho DN khi có TC xảy ra.

 

Để giúp DN hiểu rõ về thỏa thuận TT trong hợp đồng kinh doanh thương mại, đảm bảo quyền lợi cho đơn vị mình, Luật sư Lê Ngô Hoài Phong - Trưởng Chi nhánh Văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh tại Đà Nẵng đề cập một số vấn đề cần quan tâm: Thứ nhất, trước khi quyết định chọn phương thức giải quyết TC bằng TT, DN cần tìm hiểu xem đối với quan hệ thương mại chuẩn bị giao kết có nên chọn giải quyết bằng TT hay không. Trong nhiều vấn đề cần tìm hiểu về TT như tính phù hợp, tính ưu việt... thì phí TT là một trong những vấn đề lớn mà các bên cần tìm hiểu trước khi thỏa thuận.

 

Tham khảo biểu phí TT của các trung tâm TT thương mại tại Việt Nam, dễ dàng nhận thấy là phí TT cao hơn nhiều so với án phí. Có nơi quy định mức phí đến 45.000.000 đồng cho TC dưới 500.000.000 đồng. Nghĩa là, dẫu TC chỉ dưới 100.000.000 đồng nhưng phí TT cũng vẫn phải là 45.000.000 đồng. Đó là chưa kể đến các chi phí khác như là chi phí đi lại, lưu trú và các chi phí có liên quan khác của các TT viên giải quyết vụ TC; chi phí thư ký phiên họp giải quyết vụ TC, chi phí tham vấn ý kiến chuyên gia, chi phí giám định, định giá tài sản và chi phí cho các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng TT. Vậy nên, nếu một quan hệ có giá trị không lớn nhưng các bên lại lựa chọn TT để giải quyết thì có khi TC xảy ra, các bên không dám đi kiện.

 

Thứ hai, các bên cần thống nhất lựa chọn Trung tâm TT giải quyết TC và cần ghi chính xác tên của Trung tâm. Thực tế trong nhiều hợp đồng, các bên thỏa thuận TT để giải quyết TC nhưng lại không thỏa thuận Trung tâm TT nào và đôi khi có nhưng lại ghi sai tên. Ví dụ như: "Trung tâm TT thương mại TP Hồ Chí Minh" thì ghi là "Trung tâm TT kinh tế TP Hồ Chí Minh"; hay "Trung tâm TT Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC)" thì ghi là "Trung tâm TT kinh tế Quốc tế Việt Nam (VIAC)". Như vậy, một khi có TC xảy ra, vì có thỏa thuận TT nên nguyên đơn sẽ gửi đơn kiện đến yêu cầu một trung tâm nào đó giải quyết. Trung tâm đó có dám nhận đơn không một khi các bên không chọn đích danh trung tâm đó trong hợp đồng, trong trường hợp nhận đơn mà bị đơn phản đối thì xử lý thế nào? Tương tự, liệu một trung tâm TT có thể nhận đơn và tiến hành xét xử khi thỏa thuận TT ghi sai tên của trung tâm và bị đơn cho rằng điều khoản TT bị vô hiệu? Đây là thực tiễn không hề đơn giản, khi rơi vào trường hợp này, DN bị vi phạm hợp đồng thường bị bên vi phạm gây khó khăn để kéo dài tranh chấp.

 

Thứ ba, nơi giải quyết TT, ngôn ngữ sử dụng và luật áp dụng là những vấn đề rất cần được các bên thỏa thuận và thống nhất, đặc biệt là khi ít nhất một bên là DN có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Về nguyên tắc chung, nếu các nội dung này không được thỏa thuận trước và khi có TC xảy ra, các bên không thống nhất được thì Trung tâm TT mà các bên lựa chọn sẽ quyết định dựa trên việc xem xét tính phù hợp cho các bên. Tuy nhiên, không có chuẩn mực nào để đánh giá "tính phù hợp" mà phần nhiều mang tính "chủ quan". Vậy nên, để đảm bảo quyền lợi của mình, các bên cũng cần thỏa thuận trước các nội dung này. DN có thể tham khảo điều khoản TT mẫu sau đây: Mọi TC phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung tâm TT Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng TT của Trung tâm này. Số lượng TT viên là ba. Nơi xét xử TT là TP Đà Nẵng. Luật điều chỉnh hợp đồng là Luật Việt Nam. Ngôn ngữ TT là tiếng Anh.

 

(Nguồn: Báo Công an Đà Nẵng và Chi nhánh VPLS Phạm & Liên danh tại Đà Nẵng)

 

Các bài viết khác