I. Các vấn đề chung
Li xăng không tự nguyện (hoặc li xăng cưỡng bức) là việc chính phủ cho phép người khác sản xuất sản phẩm hoặc áp dụng quy trình được cấp bằng sáng chế mà không có sự đồng ý của chủ sáng chế.
Việc cấp li xăng không tự nguyện được quy định trong công ước Paris về bảo hộ SHCN, hiệp định TRIPS của WTO và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
1/ Quy định của Công ước Paris:
Điều 5A của Công ước Paris quy định mỗi nước thành viên của Công ước có quyền cấp li xăng không tự nguyện nhằm ngăn chặn lạm dụng độc quyền sử dụng patent, ví dụ như không thực hiện việc sử dụng sáng chế.
Tuy nhiên điều này cũng quy định những hạn chế cho việc cấp li xăng cưỡng bức nhằm chống lại việc lạm dụng trong việc cấp li xăng này cụ thể là:
Quy định trên cũng áp dụng cho mẫu hữu ích ( giải pháp hữu ích- theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam).
2/ Quy định của TRIPS:
3/ Quy định của Việt Nam:
II. Các quy định cụ thể:
1/ Luật Sở hữu trí tuệ :
Điều 7(3) Luật Sở hữu trí tuệ quy định chung quyền của Nhà nước có thể “buộc chủ thể quyền trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp”.
Điều 133 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể quyền được sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước thông qua các Bộ và cơ quan ngang Bộ và quy định mục đích cũng như các lĩnh vực có thể cấp li xăng không tự nguyện. Điều này cũng quy định các điều kiện và phạm vi giới hạn trong việc cấp li xăng không tự nguyện.
Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ quy định nghĩa vụ sử dụng sáng chế của chủ sở hữu sáng chế phải sử dụng sáng chế để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh và các nhu cầu cấp thiết của xã hội. Nếu nghĩa vụ đó không được thực hiện thì cơ quan nhà nước có thầm quyển có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sáng chế.
Điều 145 (1) Luật Sở hữu trí tuệ quy định các căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, bao gồm:
Khoản 2 Điều này quy định người chủ sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt yêu cầu li xăng không tự nguyện khi căn cứ quy định tại khoản 1 không còn tồn tại.
Điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo li xăng không tự nguyện.
Khoản 1 quy định việc cơ quan thẩm quyền cấp li xăng không tự nguyện phải đáp ứng các điều kiện:
Khoản 2 quy định các điều kiện liên quan đến li xăng không tự nguyện đối với các sáng chế cơ bản và sáng chế phụ thuộc
Điều 147 Luật Sở hữu trí tuệ quy định thẩm quyền về thủ tục cấp li- xăng không tự nguyện. Trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên cơ sở xem xét yêu cầu đối với các trường hợp quy định tại điểm b,c và d khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ.
Bộ và cơ quan ngang Bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình với trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 145 trên cơ sở tham khảo với Bộ Khoa học và Công nghệ.
Các yêu cầu phải đáp ứng:
2/ Nghị định 103/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung theo NĐ/2010/NĐ-CP
Điều 22 Nghị định 103 khoản 1 xác định các lĩnh vực sáng chế được sử dụng “nhân danh Nhà nước” và do các Bộ và cơ quan ngang Bộ thực hiện hoặc chỉ định tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
Khoản 2 quy định thủ tục ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được thực hiện theo quy định của các bộ quản lý ngành.
Điều 23 Nghị định 103
Điều 24 Nghị định 103, khoản 1 quy định giá đền bù đối với li xăng không tự nguyện trên cơ sở các nguyên tắc:
Khoản 2 quy định giá đền bù cho chủ sáng chế không vượt quá 5% giá bán tịnh của sản phẩm.
Khoản 3 quy định cơ quan ra quyết định có thể lập hợp đồng định giá hoặc thẩm định giá đền bù.
Điều 25 Nghị định 103 quy định hồ sơ và thủ tục cấp li xăng không tự nguyện
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hồ sơ yêu cầu được cấp li xăng không tự nguyện cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật Sở hữu trí tuệ, trừ các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dịnh dưỡng cho nhân dân do Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách.
3/ Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN được sử đổi, bổ sung theo theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN
Điều 50 của Thông tu 01 quy định hồ sơ yêu cầu được cấp li xăng không tự nguyện. Hồ sơ bao gồm:
Điều 51 của Thông tư 01: Khoản 1 quy định thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu cấp li xăng không tự nguyện:
Khoản 2, 3 và 4 quy định việc thẩm định hồ sơ của cơ quan thẩm quyền và ra các quyết định tương ứng.
Điều 52 Thông tư 01 quy định về hồ sơ và thủ tục xem xét yêu cầu chấm dứt li xăng không tự nguyện. Hồ sơ bao gồm:
Thủ tục tiếp nhận, xử lý, ra quyết định được thực hiện như đối với yêu cầu cấp li xăng không tự nguyện.