Logo

Hòa giải – Giai đoạn cần thiết trong giải quyết tranh chấp

02/08/2013

Hoà giải là thuật ngữ được quen dùng bởi nhiều doanh nghiệp trong các quan hệ kinh tế. Thực tế, các hợp đồng kinh doanh thương mại thường quy định điều khoản về giải quyết tranh chấp: “Khi có tranh chấp xảy ra, các bên sẽ tiến hành thương lượng, hoà giải trên tinh thần hợp tác và cùng có lợi. Trong trường hợp không thể thương lượng, hoà giải thì các bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật”. Dưới góc độ pháp lý, Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp gồm: (1) Thương lượng giữa các bên; (2) Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải (3) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Hoà giải là thuật ngữ được quen dùng bởi nhiều doanh nghiệp trong các quan hệ kinh tế. Thực tế, các hợp đồng kinh doanh thương mại thường quy định điều khoản về giải quyết tranh chấp: “Khi có tranh chấp xảy ra, các bên sẽ tiến hành thương lượng, hoà giải trên tinh thần hợp tác và cùng có lợi. Trong trường hợp không thể thương lượng, hoà giải thì các bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật”. Dưới góc độ pháp lý, Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp gồm: (1) Thương lượng giữa các bên; (2) Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải (3) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

 

Tuy nhiên, khi tranh chấp phát sinh, hầu hết doanh nghiệp tự thương lượng mà chưa quan tâm đến hòa giải, nếu không tìm được tiếng nói chung thì chuyển ngay sang giai đoạn khởi kiện. Động thái khởi kiện mà bỏ qua giai đoạn hoà giải là bước đi vội vàng. Điều này không những đưa tranh chấp đi quá xa, mất rất nhiều thời gian, công sức, tài chính, mà còn mất đi cơ hội duy trì mối quan hệ làm ăn của nhau chỉ để đạt được cái mà lẽ ra có thể đã đạt được nếu tranh chấp được giải quyết bằng con đường hoà giải thông qua một trung gian.

 

Theo chúng tôi, một trung gian hoà giải thực thụ là người đủ khả năng giúp các bên hiểu rõ tình trạng pháp lý của mình, thấu hiểu tình trạng và khó khăn của nhau; có kinh nghiệm giúp giảm thiểu những bức xúc nếu có giữa các bên; đủ nhạy bén và năng lực để hướng cho các bên đi đến một điểm chung trong việc giải quyết tranh chấp; và cuối cùng là có tâm trong công việc và nghề nghiệp.

 

Vì vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp sẽ có cái nhìn mới về cách thức giải quyết tranh chấp. Thay vì ủy quyền cho luật sư hoặc tự mình tiến hành thủ tục khởi kiện thì yêu cầu luật sư, cá nhân, hoặc một tổ chức có uy tín, năng lực và kinh nghiệm đóng vai trò một trung gian hoà giải trong một thời hạn nhất định để giải quyết tranh chấp, tìm tiếng nói chung cho các bên. Nếu không đạt được hiệu quả như mong muốn thì tiến hành thủ tục khởi kiện vẫn chưa muộn.

 

                                                                                                         (Nguồn: Báo Công an Đà Nẵng phối hợp cùng Chi nhánh VPLS Phạm & Liên danh tại Đà Nẵng)

 

Các bài viết khác