Trong vụ án Emerson (Emerson Electric Co.; một công ty của Hoa Kỳ) được bồi hoàn thiệt hại với số tiền 1,6 triệu NDT mà các bị cáo phải trả vì đã đăng ký nhãn hiệu thương mại của Emerson với ý đồ xấu/không trung thực (bad faith) như một hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
Tòa án nhân dân cấp cao Phúc Kiến ngày 27/9/ 2021 đã xác nhận trách nhiệm liên đới của đại lý nhãn hiệu, Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Xin Jun (Xing Jun), trong 47/48 nhãn hiệu bị tranh chấp.
Trước đó, ngày 25/12/2015, khi xem xét lại các vụ phản đối 04 nhãn hiệu IN-SINK-ERATOR của người nộp đơn, Tòa án cấp cao Bắc Kinh đã đưa ra phán quyết phúc thẩm khẳng định ý đồ xấu/không trung thực của người nộp đơn nhằm chiếm đoạt nhãn hiệu. Tuy nhiên, Xing Jun vẫn tiếp tục đại diện cho người nộp đơn trong việc đăng ký các nhãn hiệu khác nhau cho đến khi Emerson khởi kiện dân sự vào ngày 5/3/2020. Bản án sơ thẩm của Tòa án Trung cấp Hạ Môn cho rằng Xing Jun phải chịu trách nhiệm liên đới với 640.000 NDT (tương đương 98.000 USD) hoặc 40 phần trăm toàn bộ thiệt hại cho nguyên đơn.
Không hài lòng với phán quyết, Xing Jun đã kháng cáo, phản đối trong đơn khởi kiện rằng:
(i) Các đơn đăng ký nhãn hiệu của người nộp đơn không vi phạm quyền của Emerson;
(ii) Không có bằng chứng nào cho thấy Xing Jun biết rằng người nộp đơn có ý định chiếm đoạt bất hợp pháp nhãn hiệu và không có ý định sử dụng nhãn hiệu cho mục đích thương mại; và
(iii) Xing Jun không kiếm được lợi nhuận và chỉ tính phí đại lý rất nhỏ.
Bản án sơ thẩm (2020 MIN 02 MINCHU NO. 149) được giữ nguyên, nêu rõ nghĩa vụ của đại lý nhãn hiệu là phải tuân thủ nguyên tắc thiện chí (good faith). Hành vi của Xing Jun, bao gồm cả việc tiếp tục đại diện cho người nộp đơn, được coi là tiếp tay cho hành vi vi phạm của người nộp đơn.
Trong Luật nhãn hiệu của Trung quốc, Điều 19 xác định nguyên tắc thiện chí, trung thực của đại lý nhãn hiệu và Điều 68 quy định hậu quả của việc không tuân thủ Điều 19, nhằm điều chỉnh hoạt động của các đại lý nhãn hiệu và hạn chế việc nộp đơn với ý đồ xấu nhằm chiếm đoạt bất hợp pháp nhãn hiệu. Rõ ràng, trong vụ Emerson nói trên, đại lý nhãn hiệu đã hoàn thành nhiệm vụ ở một mức độ nào đó và việc phải chịu trách nhiệm liên đới là đương nhiên. Phán quyết của tòa án có tác động mạnh tới trách nhiệm của các đại lý nhãn hiệu.
Phán quyết của tòa án đặt ra nghĩa vụ đối với các cơ quan đại diện nhãn hiệu là phải thẩm định thận trọng hồ sơ trước khi nhận thực hiện. Trong trường hợp không có danh sách đen công khai về những người nộp đơn không trung thực, các đại lý nhãn hiệu nên chú ý hơn khi chấp nhận yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là trong việc cân bằng giữa lợi ích của khách hàng và các giới hạn của hành nghề đại diện./.
Nguồn: CHINA- Bad-Faith Case Puts Agents’ Role in the Spotlight , INTA Bulletin, September 21, 2022