Logo

TRUNG QUỐC: Bồi thường trừng phạt trong vụ án dân sự về SHTT

22/04/2022
Bị đơn xâm phạm quyền SHTT của Xiaomi đã bị tòa tuyên khoản bồi thường trừng phạt lên tới 30 triệu NDT

Xiaomi Technology (“Xiaomi”), một công ty sản xuất sản phẩm điện tử tiêu dùng và thông minh, đã được bồi thường 30 triệu NDT (tương đương 4,7 triệu USD). Tòa án nhân dân trung cấp Thâm Quyến đã tuyên một bồi thường trừng phạt (“punitive damages”)[1] 03 lần, cộng với chi phí hợp lý.  Phán quyết được đưa ra vào ngày 31/12/2021 và được báo cáo vào ngày 09/2/2022.((2020)Yue 03 Min Chu No. 7080).

Là một trong những công ty điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc, hoạt động kinh doanh của Xiaomi mở rộng trên 80 quốc gia trên toàn thế giới. Các nhãn hiệu của nó, bao gồm XIAOMI bằng tiếng Trung và logo MI cách điệu, đã nhiều lần được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng ở Trung Quốc, với việc Xiaomi đã gia nhập thị trường thiết bị điện gia dụng cách đây nhiều năm, nơi họ đã tạo dựng được một lượng khách hàng trung thành.

Bị đơn là một công ty có trụ sở tại Thâm Quyến được đăng ký với tên “Công ty TNHH Thương mại Xiaomi Thâm Quyến” (Shenzhen Xiaomi Trading Co., Ltd.) vào ngày 24/12/2012 và kể từ đó hoạt động dưới tên thương mại Trung Quốc là Xiaomi (giống với nhãn hiệu của nguyên đơn). Bị đơn điều hành một cửa hàng có tên “Xiaomi Digital Franchised Store” trên Tmall, một trong những nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng nhất của Trung Quốc, nơi nhãn hiệu/tên thương mại Trung Quốc 小米 của nguyên đơn được sử dụng rộng rãi trong tiêu đề của một dòng sản phẩm có thương hiệu. Bị đơn đã sử dụng “M cách điệu” làm biểu trưng của mình, rất giống với biểu trưng của nguyên đơn “MI cách điệu”, được sử dụng trên mặt tiền cửa hàng trực tuyến của mình.

Tháng 12 năm 2020, nguyên đơn khởi kiện bị đơn theo Luật Nhãn hiệu và Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh. Tòa án đã buộc bị đơn thực hiện những việc sau:

1. Chấm dứt vi phạm nhãn hiệu bằng cách xóa Xiaomi bằng tiếng Trung khỏi tên cửa hàng và các mô tả sản phẩm của bị đơn;

2. Ngừng sử dụng Xiaomi bằng tiếng Trung Quốc trong tên doanh nghiệp của bị đơn; và

3. Trả 30 triệu CNY tiền bồi thường, bao gồm cả các khoản bồi thường trừng phạt.

Các khoản bồi thường trừng phạt đã được đưa vào Luật nhãn hiệu của Trung Quốc  (China’s Trademark Law) như một phần của Đạo luật vi phạm nhãn hiệu (Trademark Infringement Act) năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01/5/2014 và giới hạn trên đã được tăng từ ba lần bồi thường trừng phạt lên năm lần bồi thường trừng phạt vào năm 2019. Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc (SPC) đã phát hành Diễn giải về việc áp dụng các bồi thường trừng phạt trong việc xét xử các vụ án dân sự về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, giải thích rõ các điều kiện áp dụng của các bồi thường trừng phạt vào năm 2021.

Trong vụ Wyeth kiện Guangzhou Wyeth, Tòa án cấp cao Chiết Giang đã làm rõ rằng bồi thường trừng phạt sẽ được tính dựa trên mức bồi thường cơ bản. Cách giải thích của SPC và cách tính nêu trên trên được phản ánh trong trường hợp Xiaomi. Tòa án đã giữ nguyên yêu cầu của nguyên đơn về bồi thường trừng phạt dựa trên những điều sau đây:

1. Sự không trung thực (bad faith) của bị đơn, bao gồm nhận thức về nhãn hiệu nổi tiếng của nguyên đơn cũng như sự kết hợp giữa nhãn hiệu Xiaomi và tên thương mại, tương tự như cách nguyên đơn sử dụng nhãn hiệu đó; và

2. Các tình tiết nghiêm trọng, bao gồm lợi nhuận đáng kể mà bị đơn thu được từ hành vi vi phạm và hồ sơ vi phạm của bị đơn trong quá khứ, đã từng bị Huawei kiện vì vi phạm nhãn hiệu tương tự./.

Source: https://www.inta.org/perspectives/china-punitive-damages-awarded-in-civil-case/

 


[1] Punitive damages:Tiền bồi thường với mục đích trừng phạt là bồi thường thiệt hại do tòa quyết định nhằm trừng phạt hành vi sai phạm do hận thù, cố ý gây hại...

Các bài viết khác