Logo

Những thay đổi đáng chú ý của Luật SHTT sửa đổi 2022 liên quan đến nhãn hiệu

14/10/2022
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023

Liên quan tới nhãn hiệu, những sửa đổi, bổ sung dưới đây là quan trọng nhất:

(Xin lưu ý, dưới đây, nếu Luật không ghi chi tiết thì được hiểu là Luật SHTT sửa đổi 2022 và các chữ hoặc câu viêt nghiêng được hiểu là các sửa đổi, bổ sung so với Luật SHTT hiện hành)

1. Bảo hộ dấu hiệu âm thanh là nhãn hiệu.

Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 72. Điều kiện chung đối nhãn hiệu được bảo hộ, như sau:

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”.

Tuy nhiên, những những dấu hiệu âm thanh sau đây không được bảo hộ làm nhãn hiệu:

“1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;” (Điều 73.1)

Luật cũng lảm rõ quy định về mẫu nhãn hiệu đối với dấu hiệu âm thanh, theo đó

“2. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có)...nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.”.

2. Nhãn hiệu ba chiều

Bổ sung căn cứ tuyệt đối về các dấu hiệu ba chiều không được bảo hộ là nhãn hiệu, bằng cách thêm khoản 6 và 7 vào  Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh  nghĩa nhãn hiệu, như sau

“6. Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;

3.  Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Có một số thay đổi, bổ sung tại Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu, cụ thể như sau

“2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt... nếu thuộc các trường hợp sau:

b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, hình dạng thông thường của hàng hóa hoặc một phần của hàng hóa, hình dạng thông thường của bao bì hoặc vật chứa hàng hóa đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi trước ngày nộp đơn;

c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc dấu hiệu làm gia tăng giá trị đáng kể cho hàng hóa, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước ngày nộp đơn”;

đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn

n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác đã hoặc đang được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu;

i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng của người khác trước ngày nộp đơn đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá ba năm (thay vì năm năm như hiện hành) , trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này.

4. Nhãn hiệu nổi tiếng

Sửa khoản 20 của Điều 4. Giải thích từ ngữ, theo hướng làm rõ phạm vi đối tượng lấy ý kiến khi đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng, cụ thể như sau:

“20. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.”;

Đồng thời, sửa Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng, bằng cách thay vì “Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng, nay là “Việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí sau đây;”

5. Nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết không còn được bảo hộ trong Luật

6. Công khai đơn đăng ký nhãn hiệu

Sửa đổi tiêu đề  Điều110. Công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và bổ sung khoản 1.a về trách nhiệm công khai đơn đăng ký nhãn hiệu ngay sau khi được tiếp nhận. Cụ thể như sau:

Điều110. Công khai đơn đăng ký nhãn hiệu, công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

“1a. Đơn đăng ký nhãn hiệu chưa được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công khai ngay sau khi được tiếp nhận.”

7. Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Bổ sung quy định tại Điều 112a.1.c về việc người thứ ba có ý kiến phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu phải nộp kèm chứng cứ chứng minh, nộp phí và lệ phí và quy định rõ thời hạn phản đối.

Điều 112a. Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

1. Trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trong các thời hạn sau đây, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ:

...

c) Năm tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;

...

2. Ý kiến phản đối quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh và phải nộp phí, lệ phí.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm xử lý ý kiến phản đối quy định tại khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.”.

8. Tạm dừng quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu

Sửa đổi, bổ sung khoản 3b và 3c vào Điều 117. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ,  như sau:

b) Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp người nộp đơn nộp đề nghị tạm dừng thẩm định đơn và yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo trường hợp loại trừ được quy định tại điểm e và điểm h khoản 2 Điều 74 của Luật này. Căn cứ kết quả giải quyết yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn;

c) Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp nhận được bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án có thẩm quyền về việc người thứ ba khởi kiện liên quan đến quyền đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc nhãn hiệu được đăng ký với dụng ý xấu. Căn cứ kết quả giải quyết của Tòa án, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn;

9. Văn bằng bảo hộ

(i) Sửa đổi, bổ sung Khoản 1b vào Điều 117. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ, như sau:

b) Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có quyền đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu;

(ii) Bổ sung căn cứ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ tại Điều 96 theo tinh thần của EVFTA

h) Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;

i) Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó;

10. Quy định chuyển tiếp

d) Quy định tại Điều 118 [Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ] của Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo khoản 43 Điều 1 của Luật này được áp dụng cho các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chưa có thông báo kết quả thẩm định nội dung trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành./.

Các bài viết khác