Logo

New Balance được đền bù hơn 10 triệu NDT theo phán quyết của Tòa án

20/05/2022
Vụ kiện về "Trade dress" giữa New Balance Athletics, Inc. (New Balance) và New Barlun (China) Co., Ltd. (New Barlun) kéo dài tới 16 năm

Trong vụ kiện kéo dài 16 năm giữa New Balance Athletics, Inc. (New Balance) và New Barlun (China) Co., Ltd. (New Barlun), vào ngày 28 tháng 2 năm 2022, Tòa án Sở hữu Trí tuệ Thượng Hải (phiên sơ thẩm thứ hai) đã giữ nguyên bản án sơ thẩm, theo đó New Balance được đền bù thiệt hại tổng cộng là 10,8 triệu NDT (tương đương 1,6 triệu USD), gồm 10 triệu NDT tiền bồi thường và 800.000 NDT chi phí hợp lý cho việc kiện tụng.

Vụ tranh chấp gồm những nhãn hiệu sau:

Phán quyết của Tòa khẳng định rằng luật pháp Trung Quốc công nhận quyền [về] hình dạng bao bì thương mại của sản phâm (trade dress[1] right – “bao bì thương mại”) là một phạm trù độc lập của quyền sở hữu trí tuệ. Khi kết hợp với sự khẳng định về danh tiếng trên thị trường, các quyền bao bì thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc đòi bồi thường trong tố tụng. Nếu việc sử dụng một nhãn hiệu đã đăng ký xâm phạm quyền bao bì thương mại và các lợi ích của nhãn hiệu nổi tiếng trước đó thì hành vi  đó có thể cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Khi xác định liệu hành vi xâm phạm có cấu thành cạnh tranh không lành mạnh hay không, tòa án cấp sơ thẩm đã tiến hành phân tích cụ thể các quyền và lợi ích có trước, khả năng gây nhầm lẫn trên thị trường và mức độ nghiêm trọng của lỗi chủ quan của bên xâm phạm.

Tòa án sơ thẩm cho rằng, nếu một nhãn hiệu đã đăng ký vi phạm các quyền có trước và các lợi ích của người khác và vi phạm các nguyên tắc [thương mại] thiện chí, cho dù nhãn hiệu đó đã bị hủy bỏ hiệu lực thông qua các thủ tục hành chính hay chưa, thì nó cũng không được làm tổn hại đến quyền bao bì thương mại duy nhất và lợi ích của nhãn hiệu nổi tiếng trước đó.

Tòa sơ thẩm làm rõ thêm rằng các tình tiết và kết luận được xác định trong quyết định hành chính về nhãn hiệu không thể được sử dụng làm cơ sở xét xử cho các vụ án tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh. Nói một cách đơn giản, một số nhãn hiệu được mua lại hợp pháp vẫn có thể cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu chúng vi phạm  bao bì thương mại trước đó của các thương hiệu khác.

Trong bản án sơ thẩm, tòa tính toán mức bồi thường dựa trên các yếu tố sau: có liên tục bị xâm phạm hay không, lỗi chủ quan, quy mô của hành vi xâm phạm, thời gian vi phạm xảy ra, lợi nhuận thu được. Tòa sơ thẩm làm rõ thêm rằng số tiền bồi thường thiệt hại trong các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh có thể được xác định một cách hợp lý trên mức bồi thường tối đa theo luật định là 5 triệu NDT, dựa trên các tình tiết rõ ràng trong vụ án.

Nguồn: https://www.inta.org/perspectives/china-new-balance-awarded-millions-in-final-judgment/

 


[1] Trade dress: được định nghĩa là thiết kế và hình dạng của các vật liệu mà một sản phẩm được đóng gói trong đó (tạm dịch, “bao bì thương mại”). Cấu hình sản phẩm, thiết kế và hình dạng của chính sản phẩm, cũng có thể được coi là một hình thức của bao bì thương mại. Đạo luật Lanham (Hoa Kỳ) bảo hộ bao bì thương mại nếu nó có cùng chức năng xác định nguồn gốc [sản phầm] như một nhãn hiệu.

Các bài viết khác