Logo

Khái niệm Người tiêu dùng  bình thường

12/04/2022
Xác định của Tòa án châu Âu trong vụ tranh chấp nhãn hiệu rượu whisky

1. Người tiêu dùng bình thường

Một nội dung quan trọng của Luật nhãn hiệu là giúp chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ nhãn hiệu của mình trước việc một công ty khác/đối thủ sử dụng một nhãn hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu mà họ đã đăng ký và được bảo hộ, hay nói các khác xâm phạm quyền nhãn hiệu của họ. Khi xem xét tính tương tự và khả năng nhầm lẫn của nhãn hiệu, cơ quan đăng ký nhãn hiệu và tòa án (châu Âu) sẽ đánh giá nhãn hiệu từ quan điểm của người tiêu dùng bình thường” của hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan.

Trong một vụ việc cụ thể, “người tiêu dùng bình thường” là đối tượng được coi là có đầy đủ thông tin, quan tâm và quan sát [sản phẩm mang nhãn hiệu] một cách hợp lý, nhưng hiếm có cơ hội để so sánh trực tiếp giữa các nhãn hiệu với nhau, thay vào đó họ phải dựa vào sự ghi nhớ không hoàn hảo về các nhãn hiệu có liên quan. Hơn nữa, mức độ chú ý của "người tiêu dùng bình thường" thay đổi tùy theo danh mục hàng hóa hoặc dịch vụ được đề cập, thậm chí mỗi nhãn hiệu của các chủ thể khác nhau cũng có thế có đối tượng người tiêu dùng của riêng mình và, ví dụ trong  vụ tranh chấp nhãn hiệu SOULUXE vs. SOUL* nguyên đơn đã phản đối lập luận của Cơ quan nhãn hiệu Anh quốc khi cho rằng chỉ có thể có một nhóm người tiêu dùng trung bình, nên việc [Cơ quan nhãn hiệu] đánh giá khả năng nhầm lẫn bằng cách tham chiếu đến hai nhóm có nghĩa là không phù hợp nhưng Tòa án tối cao đã không đồng ý, cho rằng: Cơ quan nhãn hiệu có lý khi quyết định có hai nhóm người tiêu dùng  bình thường có nhận thức khác nhau về nhãn hiệu khi đánh giá khả năng gây nhầm lẫn.

Vụ việc dưới đây đề cập đến người tiêu dùng bình thường của rượu whisky Scotch, là chủ thể được cung cấp thông tin đầy đủ và có khả năng quan sát hợp lý, những người có mức độ chú ý trung bình đến sản phẩm. Tòa án chung của Liên minh châu Âu đã xác nhận vấn đề về “người tiêu dùng bình thường” trong vụ án Speciality Drinks vs. EUIPO – William Grant,  xác nhận của Tòa án đã giúp nhà sản xuất rượu whisky William Grant & Sons - sở hữu nhãn hiệu 'Clan McGregor' phản đối thành công việc đăng ký nhãn hiệu Clan” của Specialty Drinks.

2. Vụ việc Speciality Drinks vs. EUIPO – William Grant 

2.1 Đơn đăng ký nhãn hiệu CLAN”

Speciality Drinks nộp đơn đăng ký nhãn hiệu CLAN” như là Nhãn hiệu Liên minh Châu Âu (EUTM) cho rượu whisky. William Grant & Sons - chủ sở hữu của nhãn hiệu Clan McGregor” có trước, đã phản đối đơn đăng ký vì nhãn hiệu trong đơn được coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước  của William Grant & Sons vì có yếu tố chung  “CLAN”. Tiếp theo đó đơn đăng ký nhãn hiệu CLAN” của Specialty Drinks đã bị  Bộ phận giải quyết phản đối của Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu (EUIPO) từ chối vào năm 2013. Specialty Drinks có Đơn khiếu nại quyết định nói trên, được nộp lên Hội đồng Giải quyết khiếu nại của EUIPO, nhưng đã bị bác bỏ vào năm 2015.

2.2  Xét xử tại Toà án

-  Specialty Drinks đã gửi đơn kiện lên Tòa án châu Âu với lập luận như sau: Việc đánh giá mức độ giống nhau của các nhãn hiệu nêu trên không nên được thực hiện từ quan điểm của người tiêu dùng bình thường”, vì rượu whisky khác biệt với đồ uống có cồn khác và người tiêu dùng của whisky giống với những người sành sỏi” hơn. Do đó, Specialty Drinks lập luận rằng người tiêu dùng rượu whisky có mức độ chú ý cao hơn nhiều và sẽ không nhầm lẫn nhãn hiệu được đăng ký [“CLAN”] với nhãn hiệu đã đăng ký có trước Clan McGrego”.

- Toà án bác bỏ lập luận của Specialty Drinks,, cho rằng:

Rựou whisky là một sản phẩm đại chúng cho thị trường và do đó, người tiêu dùng có liên quan là “người tiêu dùng bình thường”, người có mức độ chú ý trung bình. Nhận xét về lập luận này Jim Cormack, chuyên gia về tranh chấp SHTT của Pinsent Masons cho biết :Tòa áđã bác bỏ lập luận rằng rượu whisky là một sản phẩm đặc biệt vì khách hàng của nó là những người sành sỏi, những người có mức độ chú ý cao, và do đó ít có khả năng bị nhầm lẫn bởi các nhãn hiệu thương mại tương tự. Tòa án cho rằng đồ uống có cồn là hàng hóa trên thị trường đại chúng.

Mặc dù mục tiêu của một số đồ uống có cồn, gồm một số phân loại phụ của rượu whisky Scotch. có thể được nhằm vào "một số lượng hạn chế những người sành sỏi hoặc thậm chí những nhà sưu tập có mức độ chú ý cao do squý hiếm hoặc giá cao của những mặt hàng đó ".  Nhưng chính điều này cũng không thể thay thế nguyên tắc chung rằng đồ uống có cồn là hàng hóa của thị trường đại chúng, có nghĩa là người tiêu dùng liên quan của rượu whisky là “người tiêu dùng bình thường”, có mức độ chú ý trung bình.

Đồng thời Tòa cho rằng để lập luận về người tiêu dùng rượu whisky có mức độ chú ý cao hơn (là người sành sỏi”) một cách thuyết phục thì cần thể hiện trên thực tế rằng sản phẩm liên quan chỉ hấp dẫn đối với một nhóm người tiêu dùng có hiểu biết cụ thể, ví dụ những nhà sưu tập hoặc những người tiêu dùng các loại rựou đặc biệt hiếm hoặc rượu whisky đắt tiền, ở đó sẽ có mức độ chú ý cao hơn (trái ngược với công chúng nói chung hoặc người tiêu dùng bình thường”). Tuy nhiên, Tòa án tuyên bố rằng việc trình bày lập luận (và thực tế ) nói trên cần phải dựa vào các chứng cứ có sức nặng.

Do Specialty Drinks không cung cấp được các chứng cứ này nên đơn khởi kiện đã bị bác bỏ.

2.3. Bình luận

- Như vậy vấn đề mà Tòa án phải giải quyết trong vụ việc này không phải là sự tương tự thuần túy giữa hai nhãn hiệu CLAN” và “Clan McGrego” cho rượu whisky; sự tương tự này đã được các bên thừa nhận. Vấn đề còn tranh cãi  là người tiêu dùng sẽ cảm nhận sự tương tự đó như thế nào, người  tiêu dùng bình thường” có thể bị nhầm lẫn vì sự tuơng tự đó  còn người tiêu dùng sành sỏi” có sự chú ý cao hơn thì có thể phân biệt được. Specialty Drinks bị Toà án bác đơn kiện vì không chứng minh được rằng, chỉ những người sành sỏi mới sử dụng sản phẩm rượu whisky mang nhãn hiệu CLAN” .

- Tại Việt Nam

Thông thường việc đánh giá tính tương tự của nhãn hiệu khi xét xử tranh chấp Toà án thường dựa vào ý kiến của chuyên gia. Tuy nhiên đánh giá của chuyên gia có tính đến quan điểm “ người tiêu dùng bình thường” với khả năng  “hiếm có cơ hội so sánh trực tiếp giữa các nhãn hiệu và thay vào đó họ phải dựa vào sự ghi nhớ không hoàn hảo về các nhãn hiệu có liên quan thì chắc là không, vì pháp luật cũng thực tế bảo hộ SHCN của Việt Nam không tồn tại khái niệm này mà chỉ nhắc đến người tiêu dùng nói chung.

Tuy vậy, điều đó cũng không có nghĩa rằng việc bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam hoàn toàn không chú ý đế đối tượng người tiêu dùng khi đánh giá tính tương tự. Thực tế cho thấy, cơ quan nhãn hiệu đã thừa nhận rằng, đối với một số loại hàng hoá/dịch vụ đặc biệt thì người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ đó cũng mang tính đặc thù,  có sự chú ý cao hơn người tiêu dùng của các loại hàng hóa khác (ví  dụ, trang thiết bị y tế thuộc Nhóm 10). Trong trường hợp này, người sử dụng/người tiêu dùng các thiết bị đó là các bác sỹ, chuyên viên y tế … phải có trình độ và sự thận trọng đúng mức khi sử dụng sản phẩm, tuy có chung mục đích là chữa bệnh nhưng có thể rất khác biệt về công dụng cụ thể; những người này có thể coi tương đương với những người sử dụng “sành sỏi” trong vụ việc nêu trên. Bởi vậy, sự tương tự giữa các nhãn hiệu ở một mức độ nào đó có thể không tạo ra sự nhầm lẫn./.

Nguồn :
(i)The average consumer of whisky – the EU’s General Court considers; https://www.marks-clerk.com/insights/the-average-consumer-of-whisky-the-eu-s-general-court-considers/#:~:text=The%20%E2%80%9Caverage%20consumer%E2%80%9D%20is%20deemed,recollection%20of%20the%20relevant%20marks.;
(ii) Confirmation of who constitutes an average consumer of whisky helps resolve trade mark dispute; 
https://www.pinsentmasons.com/out-law/news/confirmation-of-who-constitutes-an-average-consumer-of-whisky-helps-resolve-trade-mark-dispute-

*Case law: Two potential different groups of 'average consumer' when assessing likelihood of confusion between trade marks;
https://www.icaew.com/library/subject-gateways/law/legal-alert/2017-06/case-law-two-potential-different-groups-of-average-consumer

 

 


 

Các bài viết khác