Logo

Hoa Kỳ: Tòa phúc thẩm bác bỏ kháng cáo của Adidas trong vụ kiện Thom Browne.

07/12/2024
Tòa phúc thẩm cho rằng nhãn hiệu bốn vạch kẻ của Thom Browne không sao chép logo ba sọc kẻ của adidas và không gây nhầm lẫn cho khách hàng

Tòa phúc thẩm ngày 03/5/2024 đã bác bỏ kháng cáo của Hãng quần áo thể thao khổng lồ Adidas (Adidas) cáo buộc công ty quần áo Thom Browne đã sao chép logo ba sọc kẻ (hình trên giày bên trái) nổi tiếng của Adidas. Tòa phúc thẩm cũng bác bỏ lập luận cho rằng nhãn hiệu đồ thể thao [bốn vạch kẻ - hình trên giày bên phải] của Thom Browne đã được ưu ái một cách không công bằng tại phiên tòa.

Năm ngoái, sau phiên tòa kéo dài 8 ngày, bồi thẩm đoàn liên bang Manhattan đã đưa ra phán quyết có lợi cho Thom Browne, bác bỏ cáo buộc của Adidas rằng Thom Browne đang gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi bán quần áo thể thao cao cấp có bốn vạch kẻ[1]. Adidas tuyên bố thiết kế này giống với đôi giày ba sọc kẻ và quần áo thể thao mang tính biểu tượng của hãng.

Trong đơn kháng cáo Adidas cho rằng thẩm phán tại tòa cấp dưới đã hướng dẫn cho Bồi thẩm đoàn không chính xác trong việc xác định sự nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu và phía Thom Browne được ưu ái tại Tòa.  

Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán là: Guido Calabresi (được Bill Clinton bổ nhiệm), Barrington Parker Jr. (được George W. Bush bổ nhiệm) và  Michael H. Park (được Donald Trum bổ nhiệm) đã bác bỏ kháng cáo với nội dung cụ thể như sau :

(i) Về sai sót của thẩm phán

Trong phiên tranh luận bằng lời trước Tòa án liên bang số 2, luật sư của Adidas tuyên bố rằng Thẩm phán Tòa án liên bang Hoa Kỳ Jed Rakoff, người được Clinton bổ nhiệm, đã sai khi yêu cầu bồi thẩm đoàn xem xét liệu hai thương hiệu này có đang cạnh tranh trên cùng một thị trường hay không.

Thay vào đó, họ cho biết, thẩm phán đáng ra phải làm rõ những khiếu nại của Adidas đối với Thom Browne.

Hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm số 2 đã không đồng ý với nhận định trên của Adidas, họ cho rằng: "Adidas không thể chỉ ra lỗi, chứ đừng nói đến lỗi gây thiệt hại”, và hướng dẫn mà Rakoff đưa ra là “không quan trọng” và “phản ánh phù hợp luật pháp và bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa”.

(ii) Về sự công bằng

Hội đồng xét xử cũng bác bỏ tuyên bố của Adidas rằng Thẩm phán Rakoff đã loại trừ một cách sai trái nhân chứng chuyên môn William D'Arienzo, người được cho là sẽ làm chứng rằng “ranh giới giữa các thương hiệu xa xỉ và trang phục thể thao đã mờ đi đáng kể trong những năm gần đây”.Trong quyết định của mình, hội đồng xét xử cho biết quyết định của tòa án cấp dưới loại trừ lời khai của D'Arienzo là phù hợp vì nghiên cứu mà ông đưa ra kết luận là không đáng tin cậy. Cụ thể, hội đồng lưu ý rằng ông đã đánh giá các “tín đồ thời trang” trên internet.

Tương tự, hội đồng xét xử cũng đồng ý với quyết định của tòa án cấp dưới  về việc chấp nhận lời khai từ JoAnne Arbuckle, một trong những chuyên gia của Thom Browne. Adidas phản đối việc thừa nhận lời khai của bà này, cho rằng nếu chuyên gia của chính họ không đáng tin cậy thì chuyên gia của Thom Browne cũng vậy.

Adidas cho biết trong một tuyên bố rằng họ thất vọng với phán quyết này và rằng họ "vẫn sở hữu nhiều nhãn hiệu đã đăng ký cho biểu tượng 3 sọc không bị ảnh hưởng bởi quyết định này".

Người phát ngôn của Thom Browne cho biết hãng thời trang này hài lòng với phán quyết của Hội đồng xét xử./.

Nguồn : 
https://www.linkedin.com/pulse/adidas-faces-skeptical-court-bid-revive-thom-browne-trademark-ayskf
h
ttps://www.reuters.com/legal/litigation/adidas-loses-us-court-bid-revive-thom-browne-trademark-lawsuit-2024-05-03/;

(++)


[1] https://pham.com.vn/tin-tuc-su-kien/hoa-ky-thom-browne-thang-kien-vu-tranh-chap-nhan-hieu-soc-voi-adidas.html

Các bài viết khác