Logo

Giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu nổi tiếng tại LB Nga

10/01/2022
Bài viết đề cập tới một số phán quyết của Tòa án LB Nga về quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu nổi tiêng của Rospatent

1. Tranh chấp về việc đăng ký Nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT).

Dưới đây là một số phán quyết của tòa án về quyền SHTT (SIP) liên quan tới các quyết định bị từ chối bảo hộ NHNT của Cơ quan SHTT Nga (Rospatent) bị người nộp đơn khởi kiện.

1.1 Nhãn hiệu "Raffaello"

Ngày 18.5.2018 Công ty "Soremartek S.A." đã nộp cho Rospatent đơn xin công nhận  "Raffaello" (hình 1) là nhãn hiệu nổi tiếng ở Liên bang Nga kể từ ngày 22.08.2017 cho hàng hóa nhóm 30 - "bánh kẹo, cụ thể là kẹo".

​Để hỗ trợ đơn, người nộp đơn đã nộp một số bằng chứng cụ thể là:

Các tài liệu video quảng cáo trên ổ đĩa flash; Một số ảnh chụp các gói sản phẩm có ghi nhãn hiệu được đề cập; Tờ khai, hợp đồng cung ứng, phiếu gửi hàng, hóa đơn, Văn bản  xác nhận số lượng hàng hóa bán ra rất ấn tượng; Bản in của các trang web và các trang của các tạp chí nổi tiếng; Các thỏa thuận cấp phép sử dụng nhãn hiệu ; báo cáo tài chính; kết luận của Phòng Giám định xã hội học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Liên bang thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga về kết quả thăm dò xã hội học của người tiêu dùng các sản phẩm bánh kẹo,có một số chi tiết như sau :

Nhãn hiệu "Raffaello" được tất cả những người được hỏi biết đến: tính đến ngày 1 tháng 12 năm 2015, 98% số người được hỏi biết nhãn hiệu này.

Phần lớn người tiêu dùng đã trở nên quen thuộc với nhãn hiệu này trong khoảng thời gian từ năm 2000-2003.

Đồng thời, 98% người tiêu dùng tại thời điểm tháng 12 năm 2015 liên kết nhãn hiệu  này với sản phẩm bánh kẹo (tính đến ngày khảo sát - 99%).

Theo khảo sát, tính đến tháng 12 năm 2015, 76% người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu  này không chỉ từ quảng cáo mà còn mua các sản phẩm bánh kẹo có nhãn hiệu  này ít nhất một lần (tính đến ngày khảo sát, 95% người tiêu dùng đã trực tiếp trải nghiệm mua các sản phẩm đó).

Tính đến ngày 1 tháng 12 năm 2015, 59% người tiêu dùng biết rằng bánh kẹo Raffaello được sản xuất bởi CJSC Ferrero Nga, và 56% người tiêu dùng tin rằng chủ sở hữu bản quyền chính xác là công ty Soremartek S.A., Luxembourg.

Từ chối chấp nhận  đơn đăng ký,  Rospatent đã trình bày lập trường của mình như sau:

. Tính chất của việc sử dụng nhãn hiệu “Raffaello” thường thay đổi - người nộp đơn sử dụng nhãn hiệu này vào các khoảng thời gian khác nhau với các kết hợp màu sắc và phông chữ khác nhau, điều này khiến các chuyên gia khó đánh giá thời gian sử dụng nhãn hiệu “Raffaello ”  như được nêu trong đơn đăng ký;

. Ngày ưu tiên ghi trong đơn (22.08.2017) chỉ được chứng minh bằng ngày ghi trong kết luận dựa trên kết quả điều tra xã hội học về người tiêu dùng, trong khi không có bằng chứng tài liệu nào về số lượng kẹo Raffaello tiêu thụ  trong   giai đoạn đến năm 2014.Do đó việc đưa ra kết luận khách quan về tốc độ tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Nga còn nhiều khó khăn;

. Người nộp đơn không thể xác nhận sự gắn kết  giữa những người tiêu dùng các sản phẩm mang tên "Raffaello" với công ty "Soremartek SA", hầu hết các loại kẹo được đề cập đều có liên quan đến công ty "Ferrero";

. Hình thức của bao bì đã được thay đổi, bao gồm tính chất của thành phần của dấu hiệu "Raffaello", sự hiện diện và kích thước của các nhãn hiệu (khác ?) của nhóm công ty Ferrero trên bao bì.

Không đồng ý với quan điểm của Rospatent, công ty Soremartek S.A. đã khởi kiện  quyết định của Rospatent lên Tòa án quyền sở hữu trí tuệ (SIP),  Tòa án đã bác bỏ một số lập luận của cơ quan quản lý, như sau :

.Về bản chất của việc áp dụng dấu hiệu gây tranh cãi trong các kết hợp màu sắc và thành phần khác nhau, tòa án lưu ý rằng, khi chỉ ra tình huống này, Rospatent không xác định liệu sự khác biệt về đặc điểm đồ họa của các dấu hiệu “Raffaello" có ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về nhãn hiệu nổi tiếng .

.SIP nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng khối lượng bán hàng không phụ thuộc trực tiếp vào việc công nhận NHNT.

.Về việc thiếu sự liên kết của người tiêu dùng giữa các sản phẩm dưới tên gọi "Raffaello"với công ty "Soremartek S.A.", Tòa án tuyên bố rằng mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu không được xác định liên quan đến một nhà sản xuất cụ thể, mà liên quan đến công ty được coi là nguồn xuất xứ của hàng hóa có nhãn hiệu được đăng ký.

Do đó, SIP đã thỏa mãn yêu cầu của "Soremartek S.A.", coi Quyết định từ chối công nhận nhãn hiệu "Raffaello" là một NHNT là không phù hợp , và yêu cầu cơ quan quản lý thẩm định lại đơn đăng ký đã nộp vào ngày 18.5.2018   [bản án  số SIP-196/2019].Sau quá trình thẩm định lại Rospatent đã công nhận nhãn hiệu "Raffaello” là nổi tiếng từ ngày 22.08.2017 cho hàng hóa  "bánh kẹo, cụ thể là kẹo" thuộc  nhóm 30 .

1.2  Nhãn hiệu “AVITO”

Avito Holding AB ) đã nộp đơn cho Rospatent đề nghị công nhận nhãn hiệu chữ  "Avito" (hình 2) là NHNT cho các dịch vụ thuộc nhóm 35 "quảng cáo hàng hóa cho bên thứ ba", và nhóm 38 “bảng tin điện tử”.

Để xác nhận tính chất nổi tiếng của nhãn hiệu  này, Người nộp đơn đã nộp các tài liệu sau:

Trích lục từ Sổ đăng ký pháp nhân hợp nhất của Nhà nước; Các thỏa thuận cấp phép sử dụng ; Bản in từ các trang web và từ AppStore và Google Play; Thông tin về lượt truy cập vào tài nguyên avito.ru; Các bài báo của một số báo đài; Thỏa thuận cung cấp các dịch vụ tiếp thị và quảng cáo; Thông tin về các chiến dịch quảng cáo đã thực hiện; Báo cáo nghiên cứu marketing; Ảnh chụp các giải thưởng của công ty; Kết luận của Phòng  Giám định xã hội học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Liên bang thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga dựa trên kết quả của một cuộc điều tra xã hội học; Điều khoản sử dụng.

Từ chối công nhận nhãn hiệu "Avito" là nhãn hiệu nổi tiếng, Rospatent đã biện minh cho quan điểm của mình bằng một số lập luận sau:

- Những người được hỏi ý kiến với ký hiệu "AVITO" - được viết bằng chữ in hoa của bảng chữ cái Latinh, khác với ký hiệu "Avito" trong đơn - được viết bằng chữ in hoa và viết thường của bảng chữ cái Latinh .Trong khi trên thực tế, việc cung cấp các dịch vụ thuộc nhóm  35, 38  được thực hiện bởi nhãn hiệu kết hợp (hình 3) chứ không phải chỉ bằng nhãn hiệu chữ - "Avito"

- Một nửa số người được khảo sát (50%) liên hệ nhãn hiệu “AVITO” với công ty “KEH eKommerz”, trong khi phần lớn người tiêu dùng (92%) chọn trong số các phương án trả lời  đa đề xuất công ty “Avito Holding AB” là chủ sở hữu của nhãn hiệu “AVITO”, trong đáp án cho các câu hỏi “công ty nào cung cấp dịch vụ dưới tên gọi“ AVITO ” và “ công ty nào sở hữu các quyền đối với tên gọi “AVITO” " không có phương án  các công ty" KEX eKommerz "và "Avito Holding AB" không được chỉ định đồng thời, điều này làm giảm độ tin cậy của kết quả thu được;

- Việc triển khai thực tế các hoạt động sử dụng nhãn hiệu  “Avito” của  Công ty KEH eKommerz LLC đã tạo ra ấn tượng về mối quan hệ giữa nhãn hiệu  này với một công ty của Nga, và các thông tin trên các phương tiện truyền thông về sở hữu của  công ty Thụy Điển Avito Holding AB đối với  cổng Internet Avito không cho phép đưa ra kết luận rõ ràng về chủ thể nào gắn kết với nhãn hiệu  "Avito".

Quyết định từ chối công nhận "Avito" là một nhãn hiệu nổi tiếng của Rospatent đã bị khởi kiện lên SIP. Tòa án đã công nhận rằng quyết định của   Rospatent là không hợp lệ và buộc cơ quan này phải công nhận nhãn hiệu "Avito" là một NHNT. Tòa án đã phản bác các lập luận của Rospatent, đặc biệt, tòa án xác nhận rằng các bằng chứng được trình bày trong vụ án  xác nhận rằng việc sử dụng nhãn hiệu chữ "Avito" mà không có yếu tố đồ họa cũng được người tiêu dùng biết đến như việc sử dụng dấu hiệu  kết hợp (có yếu tố đồ họa)  tức là việc sử dụng một dấu hiệu kết hợp không ảnh hưởng tiêu cực đến việc nhận biết  nhãn hiệu chữ  có trong thành phần của dấu hiệu kết hợp đó .[Bản án số SIP-186/2019]

1.3 Nhãn hiệu theo đăng ký quốc tế số 789927 "Red Bull"

Công ty Red Bull GmbH đã nộp cho Rospatent đơn xin công nhận nhãn hiệu theo đăng ký quốc tế số 789927 (hình 4) là nổi tiếng tại Liên bang Nga cho nước tăng lực thuộc nhóm 32.

Để hỗ trợ , người nộp đơn đã nộp các bằng chứng sau: Thông tin từ sổ đăng ký; Thỏa thuận cấp phép; Báo cáo của tổ chức kiểm toán; Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền; Danh sách các nhãn hiệu của chủ sở hữu ; Văn bản của Cục Hải quan Liên bang Nga;  Văn bản từ Red Bull GmbH; Hợp đồng cung cấp, hóa đơn, kế hoạch, khối lượng sản xuất; Phóng sự truyền hình về các sự kiện quảng cáo; Dữ liệu bán hàng; Bảng xếp hạng; Kết quả nghiên cứu xã hội học của  Trung tâm nghiên cứu xã hội toàn Nga  và Trung tâm Phân tích Yuri Levada.

Từ chối đơn đăng ký, Rospatent nhấn mạnh:

Các tài liệu được trình bày trong đơn không chứa thông tin về việc sử dụng rộng rãi trên lãnh thổ Liên bang Nga của nhãn hiệu cụ thể này khi đánh dấu hàng hóa, hầu hết các tài liệu, bao gồm cả tài liệu quảng cáo, xếp hạng đều có ký hiệu Red Bull với hình ảnh của hai bò đực đỏ trên nền của một vòng tròn vàng, và không phải dấu hiệu tại  đăng ký quốc tế số 789927

Các tài liệu đã nộp không chứa bất kỳ thông tin nào cho phép xác nhận  vào thời điểm (01.01.2015) hoặc trong khoảng thời gian ngay trước ngày này, nhãn hiệu nêu trên đã có sự chiếm lĩnh thị phần đáng kể nào trên thị trường nước tăng lực của Nga, có sự  tăng trưởng rõ rệt về khối lượng sản xuất, chi phí bán hàng và quảng cáo;

Theo kết quả của cuộc khảo sát, vào thời điểm có liên quan , sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm  của người nộp đơn đã giảm rõ rệt, điều này được thể hiện  rằng  không có sự phấn đấu  tích cực  để mở rộng số lượng người tiêu dùng của sản phẩm .

Sau khi xem xét đơn khởi kiện Quyết định nêu trên của Rospatent,SIP  thừa nhận quyết định của Rospatent là không hợp lệ và yêu cầu Cơ quan này  xem xét lại đơn đăng ký nói trên.

SIP lưu ý đến khía cạnh chính sau: với mức độ nổi tiếng  cao đã có  (của nhãn hiệu – ND) đối với  người tiêu dùng của  bất kỳ sản phẩm nào, mức độ mở rộng số lượng người tiêu dùng thể chậm lại; thực tế là sự nổi tiếng đối với  của người tiêu dùng trong tình huống như vậy không biến mất .

Hội đồng xét xử  cũng bác bỏ lập luận của Rospatent về sự không tương xứng  giữa sản lượng sản xuất và bán hàng của Nước tăng lực Red Bull cho năm 2014 và sự sụt giảm theo khối lượng sản xuất và chi phí quảng cáo cho hàng hóa được gắn nhãn hiệu theo đăng ký quốc tế số 789927 ngăn cản việc công nhận nhãn hiệu đó là NHNT. Tòa án công nhận số lượng các sự kiện thể thao và văn hóa do người nộp đơn tổ chức, trong đó hàng hóa được gắn nhãn hiệu theo đăng ký quốc tế số 789927 được quảng bá là cần  và đủ (để công nhận NHNT), Bản án số SIP – 25/2019.

2.Các trường hợp xâm phạm các  NHNT.

2.1 Nhãn hiệu “Lokomotiv”

  Trong Bản án số А26-133/2015, tổ chức công cộng “XÃ HỘI THỂ DỤC VÀ THỂ THAO NGA”  đã đệ đơn kiện Công ty  LLC TRANSPORT COMPANY LOCOMOTIV để bảo vệ độc quyền đối với NHNT số 79 (hình 5) và  cấm sử dụng tên gọi Lokomotiv làm tên công ty và đòi  bồi thường.

​Đáp ứng một phần yêu cầu khởi kiện , Tòa án Trọng tài của Cộng hòa Karelia  đã đưa ra các lập luận sau đây, căn cứ vào các Khuyến nghị về phương pháp  xác định tình trùng lặp và tương tự của nhãn hiệu của Rospatent :

So sánh NHNT “Lokomotiv” và yếu tố “Lokomotiv” trong tên Công ty của bị đơn cho phép tòa án đưa ra kết luận về  ngữ âm, hình ảnh và ngữ nghĩa của chúng.

Xem xét các đặc điểm sau :  tính chất nổi tiếng của nhãn hiệu Lokomotiv; Việc đưa yếu tố được bảo hộ là NHNT Lokomotiv vào tên  Công ty  VẬN TẢI LOCOMOTIVE, Sự nổi tiếng của  nhãn hiệu Lokomotiv với người tiêu dùng và  ngày ưu tiên sớm hơn của NHNT Lokomotiv, tòa án cho rằng  đã chứng minh được thực tế vi phạm của Công ty vận tải  đối với NHNT .

2.2 .Nhãn hiệu Detsky Mir

Hệ thống siêu thị Detsky Mir (nguyên đơn) đã quyết định khởi kiện những người vi phạm độc quyền đối với NHNT trong vụ án số A24-774 / 2016, trong đó nộp đơn yêu cầu bảo vệ độc quyền  NHNT và tên tên thương mại chông lại  Công ty Cổ phần Thương mại Detsky Mir (bị đơn). Nguyên đơn là chủ sở hữu NHNT số 66 và Đăng ký nhãn hiệu số 359487 (hình 6)

Bị đơn đã phân phối các sản phẩm dành cho trẻ em dưới tên thương mại là Công ty Cổ phần Thương mại “Detsky Mir", mà theo Nguyên đơn, đã vi phạm độc quyền của họ. So sánh nhãn hiệu của nguyên đơn và tên doanh nghiệp của bị đơn, Tòa án Trọng tài của vùng Kamchatka đã đi đến kết luận rằng chúng hoàn toàn trùng khớp.

Tòa án cũng làm rõ rằng bị đơn đã không xác nhận ưu thế của tên công ty của mình so với nhãn hiệu của nguyên đơn và lập luận của bị đơn về các lĩnh vực khác nhau giữa hoạt động của nguyên đơn và bị đơn là không thể chấp nhận được do việc mở rộng bảo vệ pháp lý của NHNT đối với hàng hóa tương tự  và không tương tự mà nguyên đơn sở hữu.

2.3 Nhãn hiệu “BALTIKA” 

Tòa án Trọng tài Mátxcơva đã xem xét yêu cầu bảo vệ quyền của với một nhãn hiệu nổi tiếng và đề nghị bồi thường đối với Công ty Sản xuất và Thương mại đa ngành BALTIKA  (bị đơn) theo đơn khởi kiện của  Công ty sản xuất bia “BALTIKA”  (nguyên đơn) tại vụ án số A40-137803/2017. Nguyên đơn là chủ sở hữu NHNT số 57 (hình 7).

Trong một thời gian dài, bị đơn đã sử dụng ký hiệu "BALTIKA" để đánh dấu các sản phẩm của mình, cụ thể là đồ ăn nhẹ (hạt dẻ cười, đậu phộng, bánh quy giòn). Bị đơn cho rằng không sử dụng  NHNT của nguyên đơn mà  sử dụng trên bao bì hàng hóa của mình tên thương mại - LLC MPTK BALTIKA.

Trong quá trình xét xử  vụ án sau khi xem xét các vật chứng, Tòa án đã xác định rằng  bị đơn không sử dụng nhãn hiệu chữ  để đánh dấu sản phẩm của mình, mà là một nhãn hiệu kết hợp (hình dưới).

​Tòa coi nhãn hiệu kết hợp BALTIKA mà bị đơn sử dụng là tương tự vô điều kiện đến mức gây nhầm lẫn với NHNT số 57 của nguyên đơn về các đặc điểm âm thanh, hình ảnh và ngữ nghĩa; nhấn mạnh rằng nhãn hiệu của nguyên đơn có quyền ưu tiên sớm hơn .

Vụ án này cũng rất đáng chú ý vì tòa án đánh giá tính đồng nhất của hàng hóa:

Khi nghiên cứu tính đồng nhất của các hàng hóa - bia (nhóm 32), và hàng hóa thuộc nhóm 29 (các loại hạt đã qua chế biến, đậu phộng đã chế biến) và nhóm 30 (bánh quy giòn), người ta nên tính đến cách sử dụng truyền thống. của các sản phẩm thực phẩm này như đồ ăn nhẹ có bia, điều kiện bán của chúng (bán chung bia và đồ ăn nhẹ có bia), một nhóm người tiêu dùng chung cho chúng, điều này cho thấy tính đồng nhất của các sản phẩm được so sánh.

Ý tưởng phổ biến về sự liên hệ của các loại hàng hóa như bia và đồ ăn nhẹ kèm bia (trong trường hợp này là các loại hạt và bánh quy giòn), khi được tiêu thụ, cho thấy nhận thức ổng thể về tính cùng loại  của các loại hàng hóa đó đối với một lượng lớn  người tiêu dùng.

Quyết định này của tòa án đã được Tòa phúc thẩm, Tòa án quyền SHTT và Tòa án tối cao của Liên bang Nga giữ nguyên.

3. Bình luận

3.1 Về trình tự:

LB Nga là quốc gia công nhận và cấp VBBH cho NHNT theo quy trình thẩm định được thực hiện bởi Rospatent  ( bài- Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại LB Nga ngày 06.12.2021), do vậy việc khiếu kiện các quyết định của Rospatent ra Tòa án là một trình tự bình thường .

Tại Việt Nam tại Việt Nam việc công nhận, bảo hộ NHNT được thực hiện trong quá trình xử lý các vụ việc về nhãn hiệu (xem xét đơn đăng ký, hủy bỏ hiệu lực VBBH, giải quyết xâm phạm quyền  …) như là một phương tiện để giải quyết vụ việc đó.Do không quy định về trình tự công nhận NHNT nên không có các quyết định riêng để  công nhận NHNT và tất nhiên khó có điều kiện để Tòa án hoặc thậm chí cấp trên của Cơ quan SHTT xem xét lại ý kiến của Cơ quan SHTT về NHNT, mặc dù trong các trường hợp như tại bài viết đã dẫn  quan điểm của Cơ quan SHTT Nga đã bị Tòa án bác bỏ.

3.2  Về chứng cứ

Một trong những chứng cứ bắt buộc để được công nhận NHNT là Kết quả nghiên cứu dư luận xã hội về nhãn hiệu được thực hiện bởi các tổ chức  chuyên nghiệp, độc lập như đã nêu trong bài viết, các kết quả nghiên cứu này có tính pháp lý vá được các cơ quan có thẩm quyền như Rospatent, SIP ..công nhận.

Tại Viện Nam liên quan đến xác lập quyền và  bảo hộ NHNT nói riêng và SHCN nói chung chưa có sự tham gia của các tổ chức như trên, các tài liệu liên quan đến nhãn hiệu đều do các bên chuẩn bị, Điều 75 Luật SHTT. "Tiêu chí nhãn hiệu nổi tiêng" -  có nội dung về “Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu” nhưng không có hướng dẫn cụ thể, do vậy việc thể hiện tiêu chí này hoàn toàn phụ thuộc vào cách hiểu của các bên có liên quan.Tính khách quan khó đảm bảo.

3.3  Về một số nhận định của Tòa án

- Về tính đồng nhất của nhãn hiệu .

So với Việt Nam SIP có quan điểm khá thoáng đật về sự đồng nhất của nhãn hiệu, ví như trong các ttrường hợp nhãn hiệu “Avito” hoặc “Red Bull” nêu ở phẩn 1, Toà án cũng không cứng nhắc yêu cầu các nhãn hiệu được sử dụng làm chứng cứ  phải trùng lặp hoàn toàn với nhãn hiệu nêu trong đơn đăng ký mà vẫn có thể thể có khác biệt ở một phạm vi nhỏ nào đó , như Tòa đã nêu “..việc sử dụng một dấu hiệu kết hợp không ảnh hưởng tiêu cực đến việc nhận biết  nhãn hiệu chữ  có trong thành phần của dấu hiệu kết hợp đó..”

Trường hợp này cũng xảy  ra ở Việt Nam , việc các chủ thể quyền nhãn hiệu  sử dụng trong thực tế một nhãn hiệu khác biệt về chi tiết với nhãn hiệu trong VBBH (về màu sắc, phông chữ, kèm dấu hiệu hình…)  có phải là sử dụng chính nhãn hiệu được thể hiện trong VBBH nhiều khi vẫn là vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt là trong trường hợp xe xét chấm dứt hiệu lực VBBH nhãn hiệu vì không sử dụng.

- Về tính đồng nhất của hàng hóa.

Xác định của Tòa án về tính đồng nhất của hàng hóa trong trường hợp xâm phạm quyền đối với NHNT “Baltica” cũng rất đáng chú ý , trong trường hợp này Tòa án đã xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu  theo phương thức sử dụng hàng hóa, theo đó : hàng hóa thuộc nhóm 29 (các loại hạt đã qua chế biến, đậu phộng đã chế biến) và nhóm 30 (bánh quy giòn) là đồng nhất/cùng loại với bia do người tiêu dùng thường dùng các sản phẩm này với nhau, cách hiểu này cũng  có phần khác biệt, và mở rộng hơn  với với quy định về tính tương tự của nhãn hiệu được quy định tại Điều 11.3.b Nghị định số 206/NĐ-CP của chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, như sau :

3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Nguồn: 

https://vc.ru/u/432187-ip-view/104380-obshcheizvestnost-tovarnyh-znakov
https://tovznak.livejournal.com/178327.html;
https://www.fnisc.ru/index.php?page_id=1751

 

Các bài viết khác