Logo

EUIPO – Nhãn hiệu Donald Trump và bằng chứng sử dụng ở EU

11/04/2025
Bài viết đề cập tới tầm quan trọng của việc thiết lập bằng chứng sử dụng nhãn hiệu trong các tố tụng liên quan tới nhãn hiệu. Nhãn hiệu TRUMP là một vụ thú vị.

1. Tóm tắt vụ việc

Một quyết định gần đây của Ban Giải quyết Phản đối (Ban GQPĐ) của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Châu Âu (EUIPO) một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc thiết lập bằng chứng về sử dụng nhãn hiệu đã có trước. Quyết định này là lời nhắc nhở hữu ích về một số nguyên tắc quan trọng liên quan đến bằng chứng sử dụng nhãn hiệu mà Chủ sở hữu nhãn hiệu phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nó trong suốt thời gian tồn tại của nhãn hiệu. Mặc dù nội dung của quyết định EUIPO không có gì đáng ngạc nhiên (cụ thể là đã chấp nhận phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu), nhưng những chi tiết liên quan tới bằng chứng sử dụng được nộp là rất đáng lưu ý. Vụ việc dưới đây cho thấy rõ điều đó.

Tháng 2/2021, DTTM Operations LCC (DTTM) – là công ty quản lý quyền SHTT của cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khi đó - đã phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu cộng đồng Châu Âu (EUTM)[1] “Trump” trong các nhóm 10, 32 và 33; căn cứ để phản đối là dựa trên các nhãn hiệu “Trump” đã đăng ký từ trước (sau đây gọi là nhãn hiệu có trước).

2. Quyết định liên quan của EUIPO

Quyết định ban hành tháng 6/2024 của EUIPO đã trình bày cụ  thể và chi tiết các điều kiện về khả năng được chấp nhận và mức độ liên quan của bằng chứng sử dụng nhãn hiệu. Đáng chú ý, quyết định coi các nhãn hiệu có trước đã đăng ký và sử dụng cho các dịch vụ đã đăng ký.

Trong thủ tục tố tụng phản đối, và theo Điều 47(2) và (3) của Quy định EU 2017/1001[2], người nộp đơn đã yêu cầu bằng chứng về việc sử dụng các nhãn hiệu có trước mà phản đối dựa trên. Vì ngày ưu tiên của đơn bị phản đối là ngày 5/2/2021, nên bên phản đối (tức DTTM) phải chứng minh rằng các nhãn hiệu mà phản đối dựa trên đã được sử dụng thực sự tại Liên minh Châu Âu (EU) từ ngày 5/2/2016 đến hết ngày 4/2/2021.

Để đạt được mục đích này, bên phản đối  đã thu thập nhiều tài liệu, ở các dạng khác nhau, để cung cấp bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu, bao gồm:

  • Quyết định hủy bỏ công nhận giá trị sử dụng của nhãn hiệu thuộc nhóm 41 và 43; 
  • Trích xuất từ ​​các trang web của bên phản đối; 
  • Đánh giá từ TripAdvisor; 
  • Giải thưởng và xếp hạng liên quan đến sân gôn; 
  • Hình ảnh các cơ sở chơi gôn và các sản phẩm buôn bán; 
  • Giải thưởng khách sạn; 
  • Các bài viết về cựu tổng thống Mỹ Donald Trump; 
  • Thực đơn quầy bar có các loại rượu vang từ nhà máy rượu Trump;
  • Thực đơn dành cho trẻ em “Trump”; 
  • Tài liệu quảng cáo về lễ Giáng sinh; 
  • Danh sách rượu vang từ Trump Winery; và 
  • Giải thưởng đánh giá của khách. 

Sau khi xem xét tất cả các tài liệu này, Ban Giải quyết Phản đối đã đặt ra các điều kiện có thể coi là khá  thú vị  để chấp nhận về tính phù hợp của những bằng chứng đó, như sau :

(i) Hiệu lực của bằng chứng sử dụng nhãn hiệu ở Vương quốc Anh thời hậu Brexit

Ban GQPĐ đã tham chiếu Thông báo tháng 9/2020 của Giám đốc điều hành EUIPO về tác động của việc Vương quốc Anh rút khỏi EU. Theo đó, Ban GQPĐ kết luận rằng, đối với bằng chứng về việc sử dụng các nhãn hiệu “Trump” có trước, bằng chứng liên quan đến Vương quốc Anh và khoảng thời gian trước ngày 1/1/2021 là có liên quan và phải được xem xét, vì hầu hết thời gian liên quan đều rơi vào trước ngày 1/1/2021.

(ii) Khả năng chấp nhận bằng chứng sử dụng nhãn hiệu đã quá thời hạn phải nộp.

Bên phản đối đã nộp chứng cứ bổ sung sau thời hạn quy định để trả lời lập luận của người nộp đơn.

Về vấn đề này, pháp luật liên quan đề cập đến quyền tự quyết của EUIPO trong việc chấp nhận các yếu tố được gửi không đúng thời hạn (Điều 95(2) của Quy chế). EUIPO phải thực hiện quyết định của mình nếu các sự kiện (facts) hoặc bằng chứng (evidence) [nộp] muộn chỉ để bổ sung, củng cố và làm rõ bằng chứng liên quan  trước đó, được nộp trong thời hạn quy định, liên quan đến cùng một yêu cầu pháp lý như được nêu trong Điều 7(2) của Quy chế được ủy quyền của Ủy ban (2018/625) - cụ thể là khi cả hai bộ sự kiện hoặc bằng chứng đều liên quan đến cùng một nhãn hiệu có trước, với cùng/trong cùng một lý lẽ, cho cùng một yêu cầu pháp lý. Trong trường hợp này, chỉ những nội dung được nộp trong khoảng thời gian liên quan mới được xem xét.

(iii) Sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký

The evidence submitted showed the use of the earlier mark as registered, namely the element ‘Trump’ in the body of the text and on the services as follows:

Các bằng chứng được nộp cho thấy việc sử dụng nhãn hiệu có trước đã đăng ký, cụ thể là yếu tố ‘Trump’ trong nội dung văn bản và trên các dịch vụ như sau:

Theo Quy chế 2017/1001, việc sử dụng một nhãn hiệu cộng đồng châu Âu (EUTM) ở một hình dạng khác nhau về các yếu tố [nhưng chúng] không làm thay đổi khả năng  phân biệt của nhãn hiệu theo hình dạng đã đăng ký (bất kể nhãn hiệu ở hình dạng được sử dụng có được đăng ký dưới tên của chủ sở hữu hay không) cũng sẽ cấu thành việc sử dụng.

Ban GQPĐ đã kết luận như sau: 

  • Sự hiện diện của yếu tố hình mô tả phù hiệu hoặc biểu tượng sẽ được công chúng liên quan coi là biểu tượng gợi lên các giá trị như truyền thống, sự cao quý và sự tôn trọng (xem Trường hợp T 859/16), phù hợp với chuỗi khách sạn năm sao (mà bên phản đối vận hành). 
  • Hình vẽ/hình ảnh của ngọn hải đăng gợi lên một vị trí bên bờ biển, thực tế trong trường hợp này là các khách sạn của bên phản đối. 
  • Chữ “Trump” là yếu tố chủ đạo và là yếu tố thu hút sự chú ý của người tiêu dùng do vị trí khởi đầu của nó trong các yếu tố chữ. 

Do đó, Ban giải quyết phản đối  cho rằng dấu hiệu có trước “Trump” về cơ bản đã được sử dụng như đã đăng ký, với những biến thể có thể chấp nhận theo ý nghĩa của Điều 18(1)(a) của Quy định 2017/1001.

(iv) Hiệu lực của việc sử dụng nhãn hiệu  liên quan đến các dịch vụ theo Đăng ký nhãn hiệu

Các nhãn hiệu có trước của bên phản đối bao gồm “khách sạn; nhà hàng; dịch vụ ăn uống; đặt phòng khách sạn” thuộc Nhóm 43. Người nộp đơn lập luận rằng không có đủ bằng chứng liên quan đến dịch vụ ăn uống, quán cà phê, quán rượu nhỏ và quán bar, dịch vụ ăn uống và nhà hàng, sảnh chờ, quán cà phê và cocktail gần như tương ứng với các dịch vụ mà nhãn hiệu của đối thủ đã đăng ký ở Nhóm 43. Người nộp đơn lập luận rằng chỉ có một quán bar/nhà hàng được gọi qua “ một tên gọi thuần túy có tính mô tả” ‘Trump's Bar & Restaurant’ hoặc ‘Ocean View Restaurant’.

Ban Giải quyết phản đối bác bỏ lập luận này, bằng cách đẫn ra quyết định liên quan tới Case R 2581/2019-5, như sau: 

"Khách sạn là một cơ sở cung cấp chỗ ở và thường là các bữa ăn, giải trí và các dịch vụ khác nhau cho công chúng. Do đó, dịch vụ ăn uống là một phần không thể thiếu trong hoạt động của một khách sạn và đặc biệt là một khách sạn 5 sao uy tín cung cấp sự sang trọng, chỗ ở, tiện nghi và dịch vụ đặc biệt. Khách hàng chắc chắn sẽ xác định nguồn gốc của nhà hàng, những nơi cung cấp đồ ăn và đồ uống nằm trong khách sạn phải giống với khách sạn, trong trường hợp này được chỉ định bằng biển hiệu TRUMP."

Ban GQPĐ kết luận rằng bằng chứng do bên phản đối đưa ra là đủ để chứng minh việc sử dụng thực sự các nhãn hiệu có trước trong khoảng thời gian liên quan ở lãnh thổ liên quan cho tất cả các dịch vụ được đề cập./.

Nguồn: 
https://www.novagraaf.com/en/insights/donald-trump-and-trademark-evidence-use
 


[1] EUTM là nhãn hiệu cộng đồng EU, hay còn gọi tắt là nhãn hiệu EU,  được đăng ký và có hiệu lực cho toàn bộ Liên minh Châu Âu (EU), bao gồm tất cả các quốc gia thành viên EU. Trước đây nó còn  được gọi là Nhãn hiệu cộng đồng (CTM). 
[2] Regulation (EU) 2017/1001 của Nghị viện Liên Minh Châu Âu ngày 14/06/2017 (EUTMR) -Văn bản này thiết lập các quy tắc và điều kiện trên toàn EU để cấp nhãn hiệu EU (EUTM) – Sau đây gọi tắt là Quy định 2017/1001.

Các bài viết khác