Trong những tháng gần đây, một loạt các tranh chấp pháp lý tại Đức đã giải quyết vấn đề dán nhãn cho loại bánh kẹo được thổi phồng “Dubai Chocolate”, một loại sô cô la thường được nhồi kem pistachio (kem làm từ/ hoặc có hương vị của hạt pistachino, tiếng Việt gọi là hạt hồ trăn hay còn gọi là hạt dẻ cười) và bột kadayif (một loại mì của Thổ Nhĩ Kỳ).
Không có gì ngạc nhiên khi có những câu hỏi nảy sinh về tính hợp lệ của tuyên bố “Dubai Chocolate” như một chỉ dấu về nguồn gốc địa lý (indication of geographical origin-IGO) và liệu nó có khiến người tiêu dùng hiểu lầm rằng sô cô la thực sự được sản xuất tại Dubai hay có bất kỳ mối liên hệ địa lý nào khác với nơi đó hay không. Mặc dù thuật ngữ “Dubai” được sử dụng nhiều trên bao bì, nhưng sô cô la này không được sản xuất tại Dubai và không có mối liên hệ trực tiếp nào với Dubai.
Theo Đạo luật nhãn hiệu Đức (GTMA), người ta không được sử dụng IGO chưa đăng ký cho các sản phẩm trừ khi các sản phẩm đó có nguồn gốc từ địa điểm, khu vực, lãnh thổ hoặc quốc gia được chỉ định bởi chỉ dẫn đó nếu việc sử dụng như vậy có khả năng gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm (xem Mục 127(1) GTMA). Tuy nhiên, tên chung, chỉ dẫn hoặc dấu hiệu thì được phép, đặc biệt là khi chúng chỉ đóng vai trò là tên gọi hoặc chỉ dẫn về bản chất, chất lượng, giống (loài) hoặc các đặc điểm khác của sản phẩm (xem Mục 126 GTMA), chẳng hạn như thành phần hoặc công thức nấu ăn.
Ban đầu, trong ba thủ tục sơ thẩm đơn phương do các đối thủ cạnh tranh trong ngành kinh doanh bánh kẹo đưa ra, Tòa án khu vực Cologne đã ra phán quyết cấm sử dụng “Sô cô la Dubai” cho các sản phẩm sô cô la không có nguồn gốc từ Dubai (quyết định ngày 20/12/2024, số tham chiếu 33 O 513/24; quyết định ngày 6/12/ 2025, số tham chiếu 33 O 525/24 và số tham chiếu 33 O 544/24)
Ngược lại, Tòa án khu vực Frankfurt/Main cho rằng tên gọi “Dubai Chocolate” tự nó không tạo ra ấn tượng rằng loại sôcôla này có nguồn gốc từ Dubai, mặc dù ấn tượng như vậy có thể phát sinh khi kết hợp với các đặc điểm thiết kế hoặc quảng cáo khác của sản phẩm (quyết định ngày 21/1/2025, tham chiếu số 2-06 O 18/25). Hơn nữa, ngay cả trong Tòa án khu vực Cologne, các thẩm phán ở các tòa án khác nhau dường như không đồng tình. Sau khi xem xét, phán quyết trong tham chiếu 33 O 513/24 đã được giữ nguyên trong phán quyết ngày 25/2/2025. Nhưng một tòa án khác đã bác bỏ yêu cầu lệnh cấm (phán quyết ngày 26/2/2025, tham chiếu 84 O 8/25), nhận thấy rằng khiếu nại “Dubai Chocolate” chỉ một sản phẩm có nhân hạt dẻ cười và không nhất thiết là nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Vì vẫn có thể kháng cáo các phán quyết được trích dẫn, nên các thủ tục tố tụng có khả năng sẽ tiếp tục.
Đối với các doanh nghiệp, những tranh chấp này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng nhãn sản phẩm phản ánh rõ ràng thông điệp mong muốn. Ví dụ, việc nhấn mạnh rằng "Sôcôla Dubai" sẽ được hiểu chủ yếu là tham chiếu đến một công thức cụ thể hoặc một số thành phần nhất định (ví dụ: "phong cách Dubai") có thể giúp giảm nguy cơ khiếu nại rằng nhãn gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sô cô la./.
Nguồn: INTA Bulettin, April 16, 2025 https://www.inta.org/perspectives/law-practice/germany-court-considers-whether-dubai-chocolate-has-geographical-connotation/