Logo

CIPO sử dụng AI để xử lý tồn đọng đơn đăng ký nhãn hiệu

21/04/2022
Dự án thử nghiệm này đã được thực hiện vào ngày 23/3/2022.

Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Canada (CIPO) trong những năm gần đây đang phải đối mặt với tình trạng tồn đọng đáng kể các đơn đăng ký quốc gia (trái ngược với đơn Madrid) và ngày càng gia tăng. CIPO nhận thức rõ việc tồn đọng này và đang thực hiện các bước để giải quyết. Một dự án sáng tạo sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để xác định những sai sót hiển nhiên trong phân loại  hàng hóa và / hoặc dịch vụ trong tất cả các đơn quốc gia đang chờ xử lý.

Hiện tại, thời gian từ khi nộp đơn đến khi thẩm định đầu tiên đối với một đơn quốc gia mới được nộp vượt quá ba năm. Điều này trái ngược với các đơn đăng ký theo Madrid, vốn phải được xem xét trong 18 tháng. Các lý do chính cho sự chậm trễ này liên quan đến những thay đổi đối với Đạo luật Nhãn hiệu, việc gia nhập Nghị định thư Madrid và đại dịch COVID-19.

CIPO đã bắt đầu thử nghiệm sáng kiến AI này như một dự án thử nghiệm vào ngày 23 tháng 3 năm 2022. Việc triển khai đầy đủ dự kiến sẽ diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2022.

Theo sáng kiến này, CIPO có kế hoạch gửi thư cho người nộp đơn báo cho họ biết rằng việc mô tả hàng hóa/dịch vụ hoặc phân loại hàng hóa/dịch vụ theo Bảng phân loại Nice của họ có sai sót và mời họ sửa chữa (mà không thực sự xác định những sai sót đó) để đơn của họ có thể được chuyển sang một kênh thẩm định nhanh hơn. Ví dụ, các thư này có thể chỉ ra rằng một số hàng hóa/dịch vụ được yêu cầu bảo hộ không có trong Sổ tay Hướng dẫn Hàng hóa và Dịch vụ có thể được chấp nhận (Pick List) của CIPO và mời người nộp đơn tự nguyện sửa đổi đơn để phù hợp với Pick List. Các đơn quốc gia tuân thủ Pick List hiện đang được thẩm định sớm hơn 14 tháng so với những đơn không tuân thủ và thời gian thẩm định đầu tiên dự kiến sẽ được cải thiện trong tương lai. Cũng không cần thiết phải trả lời thư của CIPO, vì đây là một bước tự nguyện.

Sáng kiến AI nhằm tăng tốc độ xử lý đơn tồn đọng bằng cách yêu cầu người nộp đơn  tự nguyện sửa chữa các sai sót [hiển nhiên], để tránh cho đơn của họ bị phản đối vì các sai sót thường gặp này. Nó sẽ không thay thế quy trình thẩm định thông thường nhưng dự kiến sẽ dẫn đến ít phản đối hơn đối với các vấn đề liên quan đến mô tả hàng hóa và dịch vụ và các phân loại theo các nhóm hàng hóa/dịch vụ của Nice.

Một mục tiêu khác là loại bỏ các đơn đăng ký mà người nộp đơn có thể không còn quan tâm. Người ta hy vọng rằng một khi nhận được một thư do AI tạo ra, một người nộp đơn không muốn đăng ký nữa sẽ tự nguyện rút đơn đăng ký.

Nguồn: https://www.inta.org/perspectives/canada-ip-office-uses-ai-to-tackle-trademark-application-backlog/

 

Các bài viết khác