Logo

Chuỗi nhà hàng tại Anh tự xin chấm dứt nhãn hiệu “Phở” đã đăng ký bảo hộ sau khi bị phản ứng dữ dội trên mạng xã hội (Kỳ 1).

12/12/2024
Vụ việc rất thú vị, khi một nhãn hiệu mô tả ẩm thực Việt Nam đã có quá trình phát triển lâu dài, tương đối thành công tại một nước châu Âu phải tự chấm dứt do sự bức xúc của xã hội.

Chủ chuỗi cửa hàng tuyên bố: “Chúng tôi luôn yêu thích ẩm thực và văn hóa Việt Nam mà Phở đã truyền cảm hứng. Chúng tôi hiểu những lo ngại đã được nêu ra và hôm nay đã nộp đơn yêu cầu Cơ quan  SHTT  từ bỏ nhãn hiệu “Phở” đã đăng ký. Chúng tôi thực sự không có ý gợi ý rằng chúng tôi có quyền sở hữu món ăn quốc gia của Việt Nam”

Một chuỗi nhà hàng Việt Nam được thành lập tại Anh đã nộp đơn xin hủy bỏ nhãn hiệu mà họ đã sở hữu gần hai thập kỷ đối với từ “phở” ở Anh, sau làn sóng phản đối kịch liệt trên mạng xã hội.Chuỗi nhà hàng Phở– hay còn gọi là Phở – đã đệ đơn yêu cầu từ bỏ nhãn hiệu của mình, báo chí  Anh bắt đầu  đưa tin vào ngày 22/10/2024. Sự việc  như sau:

1. Về nhãn hiệu

Được thành lập năm 2005 bởi cặp vợ chồng Stephen và Juliette Wall,cặp đôi yêu thích món phở trong chuyến du lịch Việt Nam. Nhà hàng Phở (Phở) đã đăng ký nhãn hiệu “PHO,” “Phở” và “phở” vào những năm 2007 như một phần trong nỗ lực xây dựng nhãn hiệu của họ. Đây là chuỗi nhà hàng có tới 45 địa điểm kinh doanh tại Anh.

Nhà hàng Phở cho biết họ khi họ đăng ký nhãn hiệu từ 'phở' là thời điểm mà kiến ​​thức về món ăn này còn hạn chế ở Anh, nghĩa là chỉ họ mới có thể sử dụng thuật ngữ này trong tên một doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng. Mặc dù chuỗi nhà hàng này tuyên bố rằng họ chưa đăng ký nhãn hiệu cho món ăn Việt Nam mà chỉ là tên công ty để bảo vệ hoạt động kinh doanh, nhưng sự phẫn nộ vẫn hình thành trên mạng xã hội, có người ví quyết định đăng ký nhãn hiệu “sandwich và không cho người khác sử dụng”.

Năm 2013 Chuỗi nhà hàng  buộc Mo Pho, một doanh nghiệp nhỏ hơn thuộc sở hữu của người Việt, phải đổi tên do vi phạm nhãn hiệu - Doanh nghiệp này cho biết được thông báo từ chủ nhãn hiệu  “việc sử dụng tên Mơ Phở của chúng tôi giống một cách gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của họ, cấu thành hành vi xâm phạm và mạo danh”, và bày tỏ “ Điều ngạc nhiên lớn nhất của chúng tôi là việc đăng ký nhãn hiệu cho từ Phở là có thể, đặc biệt vì đây là món ăn dân tộc được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh của chúng tôi với tư cách là một quán cà phê/nhà hàng Việt Nam,”

Với sự việc này lần đầu tiên chuỗi nhà hàng phải đối mặt với phản ứng dữ dội -Chẳng ích gì khi một công ty lớn áp đặt mọi sự hợp pháp và nặng nề lên một nhóm người Việt Nam bán món ăn nổi tiếng nhất đất nước họ. Vụ việc này được báo The Guardian mô tả với bài “Cuộc chiến phở Việt Nam – bạn có thể đăng ký nhãn hiệu cho món súp không” (hình bên) .

Về phần mình, khi đó Nhà hàng Phở khẳng định không đăng ký thương hiệu món ăn mà chỉ đăng ký tên công ty và chỉ bảo vệ lợi ích kinh doanh của mình. Nhà hàng Phở   sau đó đã thừa nhận đã phạm sai lầm trên báo như sau:

Giám đốc tiếp thị của công ty, Libby Andrews, chấp nhận rằng đây không phải là ngày tuyệt vời nhất. “Mọi người đều mắc sai lầm,” cô nói. “Vấn đề là khi một thương hiệu phát triển, bạn sẽ nhận được lời khuyên từ khắp nơi.” Vụ  này, cô nói, đã hành động  nặng tay. Cô nói thêm rằng đó chỉ là phản ứng trước động thái của một công ty lớn của Mỹ thâm nhập vào thị trường phở ở Anh. “Chúng tôi thực sự không có ý gợi ý rằng chúng tôi có quyền sở hữu món ăn quốc gia của Việt Nam.”

Nhà hàng Phở đã  đăng trên Twitter rằng họ đã hủy bỏ tranh chấp đối với Mo Pho, họ tweet. "Xin lỗi các bạn.".Tuy nhiên Mo Pho hiện đã đóng cửa vĩnh viễn, theo The Guardian.Cuộc tranh luận lắng xuống và chuỗi nhà hàng này tiếp tục đạt được thành công ở Anh, từ việc phục vụ khoảng 20 người mỗi ngày trong năm đầu tiên đến việc có 45 địa điểm bán hàng nghìn bát phở mỗi tuần.

1.   Cáo buộc của Titoker

Gần đây một người có ảnh hưởng gốc Việt ở London đã mở lại cuộc thảo luận bằng một TikTok gay gắt, thu được hơn hai triệu lượt xem.

Yen (hình dưới), người có tên @iamyenlikethemoney trên nền tảng này, cho biết: Là một người Việt Nam, mỗi lần tôi đi ngang qua nhà hàng này, tôi lại sôi máu vì nhà hàng này không chỉ thuộc sở hữu của người da trắng...mà họ còn đăng ký nhãn hiệu phở [nhãn hiệu chữ] ở Anh'.

Cô giải thích cách chuỗi liên hệ với các doanh nghiệp khác bằng cách sử dụng thuật ngữ này trong tên của họ, nói rằng:

“Bạn có biết điều đó điên rồ đến mức nào không? Điều đó giống như việc đăng ký nhãn hiệu cho từ “cá” và “khoai tây chiên”, “kebab” hoặc “sushi”... nó quá chung chung'.Phở đúng nghĩa là món ăn dân tộc của Việt Nam và đối với bạn, người da trắng tạo nên thương hiệu đó...sự táo bạo”….(Còn tiếp)

Các bài viết khác