Logo

“Champengwine” dù không phải là lạm dụng chỉ dẫn địa lý nhưng vẫn bị ngăn chặn bởi “Champagne”

23/05/2022
Đó là quyết định Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Singapore (IPOS)

1. Sự việc.

Người nộp đơn, một công ty địa phương ở Singapore tên là Keep Waddling International Pte. Ltd. (“Người nộp đơn”) bán rượu vang sủi (sparkling wine)có xuất xứ từ Chile đã đăng ký nhãn hiệu  “CHAMPENGWINE - UNIQUE BOUTIQUE SPARKLING WINES OF CHILE” cho các sản phẩm Nhóm 33 liên quan đến rượu vang sủi có xuất xứ từ Chile có hình thức thể hiện như sau:

Đơn đăng ký đã bị Comite Interprofessionnel Du Vin De Champagne và Institut National De L’origine Et De La Qualite phản đối (gọi chung là “Những người phản đối”). Cả hai tổ chức này  đều được ủy quyền tại Pháp để bảo hộ chỉ dẫn địa lý “CHAMPAGNE” trên toàn thế giới.

2. Quyết định từ chối

Trợ lý chính Đăng bạ nhãn hiệu (Principal Assistant Registrar - “PAR”) của Cơ quan  nhãn hiệu Singapore (IPOS) nhận thấy rằng dấu hiệu của người nộp đơn không vi phạm Đạo luật về chỉ dẫn địa lý, không lừa dối và việc sử dụng dấu hiệu của người nộp đơn không cấu thành hành vi cạnh trang không lành mạnh, tuy nhiên PAR đã từ chối việc đăng ký dấu hiệu của người nộp đơn trên cơ sở rằng có dụng ý xấu từ phía Người nộp đơn.

Về vấn đề liệu có việc sử dụng sai chỉ dẫn địa lý nào khi không được cho phép hay không?, PAR  quyết định rằng “Champagne” (tiếng Việt dịch là “sâm-panh”) và “CHAMPENG” không trùng nhau, và do đó dấu hiệu của người nộp đơn không "chứa hoặc bao gồm" chỉ dẫn địa lý "Champagne”.

Về vấn đề lừa dối và cạnh tranh không lành mạnh, PAR lưu ý rằng Dấu hiệu của người nộp đơn không chỉ bao gồm một từ tự tạo “CHAMPENG” mà còn có nội dung rõ ràng “Rượu vang sủi độc đáo của Chi Lê” (Unique boutique sparkling wines of Chile)  và đặc điểm kỹ thuật của hàng hóa trong đơn đăng ký là "Rượu vang sủi có xuất xứ từ Chile". Hơn nữa, tại các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng, rượu mang Nhãn hiệu của người nộp đơn sẽ được phân loại và chào bán dưới dạng “Rượu vang sủi” với chỉ dẫn địa lý được ghi rõ ràng là Chile.

Xem xét các tình huống, PAR kết luận rằng công chúng có liên quan trong trường hợp này - những người tiêu dùng mua và uống rượu vang (“wine”) hoặc rượu vang sủi (“sparkling wines”), khó có thể bị lừa khi nghĩ rằng rượu vang sủi mang nhãn hiệu từ người nộp đơn có nguồn gốc từ Champagne. Tương tự, không thể chấp nhận tuyên bố của bên phản đối rằng đây là cạnh tranh không lành mạnh.

Tuy nhiên, PAR không thể chấp nhận lời giải thích của Người nộp đơn về cách dấu hiệu của Người nộp đơn được tạo thành. PAR quan sát thấy rằng quy ước đặt tên cho các loại rượu mang nhãn hiệu PENGWINE của Người nộp đơn là đặt tên rượu theo tên một loài chim cánh cụt có nguồn gốc từ Nam Mỹ và sử dụng tiền tố “cham” như một ám chỉ về phương pháp sản xuất rượu -“methode champenoise ”- là không phù hợp với quy ước đã có từ lâu. “Methode champenoise” được Liên minh Châu Âu công nhận là một phương pháp sản xuất rượu từ vùng Champagne, trong khi phương pháp tương tự được sử dụng cho rượu vang sủi được sản xuất bên ngoài vùng  Champagne thường được mô tả là “phương pháp traditionelle”. Do đó, có vấn đề về dụng ý xấu .

Trong quá trình khảo sát  khách quan, PAR  đã thấy rằng không có loại rượu vang sủi nào khác được bán theo các hình thức:  trực tuyến, trong các cửa hàng bán lẻ rượu truyền thống hoặc siêu thị, hoặc trong các nhà hàng và quán bar, có tên gọi từ xa tương tự như “sâm panh”, do vậy PAR  cho rằng việc thiết lập dấu hiệu  của Người nộp đơn, vì các lý do trên, là “một hành vi không phù hợp  trong lĩnh vực thương mại được chấp nhận được bởi những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại liên quan”. Như vậy, vấn đề về dụng ý xấu đã được xác nhận.

3. Bình luận

Đây là một trường hợp khá bất thường mà mặc dù không có phát hiện nào về hành vi gian dối, sử dụng sai chỉ dẫn địa lý, hoặc cạnh tranh không lành mạnh của Người nộp đơn, nhưng bằng cách nào đó vẫn có phát hiện dụng ý xấu.

Dụng ý xấu không chỉ giới hạn ở các hành vi gian lận, không trung thực và / hoặc vi phạm bất kỳ nghĩa vụ ràng buộc pháp lý nào đối với người nộp đơn, nhưng bao gồm các giao dịch được những người có kinh nghiệm trong một lĩnh vực thương mại cụ thể coi là không thể chấp nhận; cáo buộc về dụng ý xấu là một cáo buộc nghiêm trọng và ngưỡng để xác định hành vi này thường là khá cao ở hầu hết các quốc gia.  Trong trường hợp này, có vẻ như những người đã [nộp đơn] phản đối đã quá mức khi cho rằng có dụng ý xấu từ phía Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, và quá độc đoán đối với lượng công chúng có liên quan - những người tiêu dùng mà PAR đã xác định là không có khả năng bị đánh lừa nghĩ rằng rượu vang sủi mang nhãn hiệu của Người nộp đơn có nguồn gốc từ Champagne.

Nguồn : https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=e6312a61-2af5-41d2-b1d9-a1c6348b35c6

 

Các bài viết khác