Logo

Văn bản mới: Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thí điểm chế định thừa phát lại

21/04/2014

Bộ Tư pháp, Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Tài chính đã ra thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn về thủ tục, chi phí thực hiện công việc của thừa phát lại tại các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/04/2014.

Bộ Tư pháp, Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Tài chính đã ra thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn về thủ tục, chi phí thực hiện công việc của thừa phát lại tại các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/04/2014.

 

Tính đến ngày 18/03/2014, tổng số văn phòng thừa phát lại trên cả nước là 37 văn phòng. Bộ Tư pháp đã cấp thẻ hành nghề cho 58 thừa phát lại (trong đó có 50 trường hợp tại TP Hồ Chí Minh và 8 trường hợp tại 12 địa phương khác (Vĩnh Long: 3, Vĩnh Phúc: 3, Quảng Ninh: 2).

 

Ngày 16/04/2014, văn phòng thừa phát lại đầu tiên tại Hà Nội đã được khai trương. Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ lập 5 văn phòng thừa phát lại tại quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Hà Đông.

 

Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn, Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh cho rằng, việc Hà Nội thành lập văn phòng Thừa phát lại sẽ tạo thuận lợi nhiều hơn cho khách hàng của VPLS Phạm và Liên danh đặc biệt là trong việc lập vi bằng phục vụ công tác xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

 

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh


Các bài viết khác