Logo

Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do

09/08/2013
(DĐDN) - Trong khuôn khổ chương trình Xúc tiến Thương mại năm 2013, ngày 06/8/2013, Sở Công Thương Đồng Nai và Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức Hội thảo “Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới của EU”.

(DĐDN) - Trong khuôn khổ chương trình Xúc tiến Thương mại năm 2013, ngày 06/8/2013, Sở Công Thương Đồng Nai và Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức Hội thảo “Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới của EU”.

 


Hội thảo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ quan có liên quan cập nhật thông tin mới nhất về các quy định xuất xứ ưu đãi trong trong các FTA Việt Nam đã ký kết và Quy chế GSP mới của EU, cũng như thực hiện đúng các quy định xuất xứ và thủ tục cấp C/O, từ đó doanh nghiệp có kinh nghiệm tận dụng các ưu đãi, mở rộng xuất khẩu tại các thị trường này.

Tham dự Hội thảo có Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn Dự án EU-MUTRAP; đại diện Phòng TM&CN Việt Nam – Chi nhánh TP HCM; đại diện Cục Xuất Nhập khẩu - Bộ Công Thương; Lãnh đạo Sở Công Thương Đồng Nai; Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai và gần 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận.

Theo ông Claudio Dordi, Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn Dự án EU-MUTRAP cho biết, ngày 31/10/2012, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức công bố Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) sửa đổi nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tiếp cận thị trường EU. Quy chế GSP sửa đổi sẽ có hiệu lực từ 01/01/2014.

Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập mới của EU sau khi có hiệu lực sẽ đặc biệt đẩy mạnh xuất khẩu của các nước kém phát triển nhất. GSP mới sẽ có tác động tích cực đối với Việt Nam trong giai đoạn 2014-2017, ví dụ như tái lập các ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đã bị ngừng ưu đãi theo quy chế cũ.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường EU từ các đối tác FTA của EU. Cộng gộp xuất xứ trở thành vấn đề quan trọng do những thay đổi trong quy tắc xuất xứ của EU. Giải pháp tốt nhất cho Việt Nam sẽ là việc ký kết FTA với EU, theo đó hầu hết các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ được giảm thuế nhập khẩu xuống 0%.


                                                                                                                                                                                           (Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp)

Các bài viết khác