Logo

Obama kiên quyết bảo vệ sở hữu trí tuệ

20/07/2013
Obama trong bài phát biểu tại Hội nghị thường niên Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu tại Washington D.C, ngày 12/3/2010 đã nói sở hữu trí tuệ là “tài sản duy nhất lớn nhất” và phải được bảo vệ trước mọi hành vi ăn cắp và làm giả.

“Chúng ta sẽ làm mọi cách để bảo vệ các tài sản trí tuệ.”, Obama nói.  “ Tài sản duy nhất lớn nhất của chúng ta là sự đổi mới và tính khéo léo và sáng tạo của các công dân Mỹ…Đó là cốt lõi để bảo đảm  sự thịnh vượng của đất nước và sẽ càng trở nên quan trọng hơn trong thế kỷ này.  Nhưng đó sẽ chỉ là một ưu thế cạnh tranh nếu các công ty của chúng ta biết rằng không một ai khác có thể ăn cắp các ý tưởng sáng tạo của chúng ta để rồi nhân đôi chúng với các chi phí đầu vào và lao động rẻ hơn”

Chính phủ Mỹ đang nỗ lực hồi sinh nền kinh tế hiện đang còn còn ốm yếu. Lãnh đạo các ngành công nghiệp phim ảnh, âm nhạc, video game,  phần mềm máy tính, internet lên án nạn vi phạm bản quyền đang làm người Mỹ mất việc làm và đầu độc nền kinh tế.  Kết quả của một công trình nghiên cứu cho thấy 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và gần 40% tăng trưởng kinh tế ở Mỹ dựa trên sở hữu trí tuệ.  Trong thập kỷ vừa qua, việc làm trong lĩnh vực âm nhạc bị suy giảm trầm trọng, nhất là từ khi Napster (hệ thống chia sẻ âm nhạc, do nhà lập trình trẻ tuổi Shawn Fanning lập ra) đã giúp các máy vi tính có thể chia sẻ thông tin, tải xuống các file nhạc MP3 trên Net một cách dễ dàng mà không phải trả tiền cho các hãng đĩa.  Sony Pictures, một film studio do công điện tử dân dụng khổng lồ Nhật Bản nắm giữ, chỉ riêng trong năm vừa qua đã phải hai lần tuyên bố cho công nhân tạm nghỉ làm vì không có việc. Obama đã phát tín hiệu cho chính quyền là phải có kế hoạch để xóa bỏ nạn xâm phạm bản quyền trên phạm vi toàn cầu.

“Không có gì sai trái nếu những người khác sử dụng công nghệ của chúng ta, chúng ta chào mừng việc đó, “ Obama nói. “Chúng ta chỉ muốn chắc chắn rằng công nghệ đó được chuyển nhượng và các ngành công nghiệp của Mỹ được trả tiền xứng đáng. Đó chính là tại sao Đại diện thương mại Mỹ đang sử dụng mọi công cụ hiện có để chấm dứt các hành động gây hại cho doanh nghiệp của chúng ta, và nỗ lực đó bao gồm cả việc đàm phán để đạt được những sự bảo vệ thích hợp và thực thi hiệu quả các thỏa thuận, và tiến đến những thỏa thuận mới, bao gồm cả  Hiệp ước Thương mại Chống làm giả (Anti-Counterfeiting Trade Agreement (ACTA), hiện đang được đề xuất ". 

Quan điểm của Obama đã được đại diện các ngành công nghiệp giải trí và các chủ sở hữu các quyền tác giả vui mừng tiếp nhận. Họ còn đề nghị chính phủ phải có các biện pháp cứng rắn hơn trong việc thực thi  quyền sở hữu trí tuệ và trừng phạt những người cho phép sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện trung gian của mình để sản xuất và phân phối các nội dung digital bị ăn cắp và các sản phẩm giả mạo. 

Các phương tiện trung gian là các mạng chia sẻ video, các mạng đấu giá, các công ty vận chuyển (tham gia vào việc phân phối hàng hóa giả mạo) và các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Các ISP đang bị sức ép nặng nề từ các ngành công nghiệp phim ảnh, âm nhạc và video game là phải làm nhiều hơn để bảo vệ  quyền sở hữu trí tuệ.   Đã có kiến nghị là các ISP phải chấp nhận trách nhiệm lớn hơn trước việc chia sẻ file không hợp pháp qua mạng. Các biện pháp có thể áp dụng là cảnh cáo, buộc tạm ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động vĩnh viễn.

Đây có lẽ là lần đầu tiên Obama chính thức công khai việc ủng hộ ACTA, một hiệp định nhằm xây dựng các tiêu chuẩn cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (xem thêm ACTA - Hiệp ước bí mật về quản lý Internet trên thế giới). Một trong số các nước nói sẽ tham gia ACTA là Australia, Canada, Cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản, Mexico, and Mỹ.

Nói cho chính xác, những thứ mà ACTA đang đề xuất còn mơ hồ và các đại diện đều giữ kín những gì họ đang thảo luận. Nhưng một số nhà cải cách về quyền tác giả lo sợ rằng ACTA sẽ đề nghị các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải loại bỏ ra khỏi mạng của họ những người bị buộc tội là chia sẻ file bất hợp pháp.

Trong tháng 3/2010 Quốc hội Châu Âu đã bỏ phiếu không chấp nhận chính sách đóng cửa (closed-door policy) của các nhà đàm phán ACTA.  Đã có 633 phiếu thuận so với 13 phiếu chống yêu cầu phải cho công chúng tiếp cận các tài liệu của ACTA.

Những nỗ lực của Mỹ trong việc đe dọa và ngăn chặn nạn vi phạm quyền tác giả trên thế giới cũng đang dẫn đến các kết quả không như mong muốn. Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã có một số thành công trong việc thúc đẩy các quan chức Nga bẻ hướng mạng Allofmp3.com và các mạng khác bị cáo buộc là ăn cắp bản quyền đang hoạt động ở Nga. USTR từ lâu cũng đã vận động chính quyền Thụy Điển nộp các phí  bản quyền liên quan đến công cụ tìm kiếm BitTorrent của Pirate Bay, bị buộc tội là đã giúp cho hàng triệu người trên thế giới có được các bản sao phim ảnh và âm nhạc bất hợp pháp. Năm ngoái, những người điều hành của Pirate Bay đã bi buộc tội vi phạm bản quyền và phạt tù giam một năm. Vụ này đang bị khiếu nại.

Mặc dù các vụ điển hình này được nhiều người biết đến, nhưng nạn vi phạm bản quyền vẫn tràn ngập tại các nơi như Trung Quốc và một số quốc gia đông Âu. Megaupload là một dịch vụ đang tiếp tục tiếp tay cho việc phân phát hàng triệu bộ phim của Mỹ trên toàn cầu mà không được phép của các  studio phim của Hollywood. Các thám tử của Hiệp hội điện ảnh Mỹ (Motion Picture Association of America -MPAA) đã mất rất nhiều công sức mà không thể nào tìm được những kẻ điều hành việc vi phạm này hiện đang ẩn náu ở đâu.

Craig Winter, nguyên giám đốc an ninh của MPAA đã nói với CNET rằng các quan chức Mỹ thật khó khăn trong việc tìm các đồng minh, ví dụ như các cơ quan có liên quan ở Hồng Kông, để hợp tác. Nhiều quốc gia thật sự không quan tâm đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ,

(Nguồn ).

Các bài viết khác