Logo

Nhãn hiệu “KimSushi, hình” được chấp nhận đăng ký cho các Nhóm 30, 35, 39 và 43.

02/07/2018

Ngày 29/12/2015 bà N.T.K.Anh nộp đơn vào Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP) xin đăng ký nhãn hiệu “KimSushi, hình” cho các sản phẩm/dịch vụ thuộc các Nhóm 30: các loại sushi (cơm cuốn kiểu Nhật Bản); Nhóm 35: mua bán, xuất nhập khẩu, quảng cáo các loại sushi (cơm cuốn kiểu Nhật Bản) và đồ uống; Nhóm 39: Dịch vụ vận chuyển đồ ăn theo yêu cầu và Nhóm 43: Dịch vụ nhà hàng; dịch vụ khách sạn, quán rượu, dịch vụ thực phẩm và đồ uống do nhà hàng thực hiện; quán cà phê; quán ăn tự phục vụ; quầy bán đồ ăn nhanh.

Ngày 29/12/2015 bà N.T.K.Anh nộp đơn vào Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP) xin đăng ký nhãn hiệu “KimSushi, hình” cho các sản phẩm/dịch vụ thuộc các Nhóm 30: các loại sushi (cơm cuốn kiểu Nhật Bản); Nhóm 35: mua bán, xuất nhập khẩu, quảng cáo các loại sushi (cơm cuốn kiểu Nhật Bản) và đồ uống; Nhóm 39: Dịch vụ vận chuyển đồ ăn theo yêu cầu và Nhóm 43: Dịch vụ nhà hàng; dịch vụ khách sạn, quán rượu, dịch vụ thực phẩm và đồ uống do nhà hàng thực hiện; quán cà phê; quán ăn tự phục vụ; quầy bán đồ ăn nhanh.

Ngày 13/1/2018  NOIP thông báo dự định sẽ từ chối bảo hộ một phần nhãn hiệu, cụ thể sẽ từ chối bảo hộ phần chữ “KimSushi” cho các hàng hóa/dịch vụ thuộc Nhóm 39 và Nhóm 43 với lý do tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước “Kim TOURS”, hình” GCN ĐKNHHH số 107983 và “Kim TOURS”  GCN ĐKNHHH số 107984 của Công ty cổ phần bất động sản du lịch Điểm Hẹn, địa chỉ  74 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  cho các hàng hóa, dịch vụ tương tự (theo Điều 74.2.e Luật Sở hữu trí tuệ), cụ thể là Nhóm 35: dịch vụ thương mại điện tử, quản lý kinh doanh khách sạn và quản lý các trung tâm thương mại”, Nhóm 39: Tổ chức các chuyến đi tham quan du lịch, dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa, dịch vụ du lịch và lữ hành trong nước và quốc tế, và Nhóm 43: dịch vụ nhà hàng phục vụ ăn uống, nhà nghỉ du lịch, đặt chỗ ở khách sạn.



Thay mặt người nộp đơn, Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh đã đề nghị NOIP xem xét lại ý định từ chối bảo hộ nói trên với các lập luận cụ thể như sau:

(i)         Phần chữ “KimSushi” không có khả năng gây nhầm lẫn trực tiếp với các nhãn hiệu có trước vì nó là một từ với các ký tự “K”, “i”, “m”, “S”, “u”, “s”, “h” và “i” ở dạng chữ thường, được viết liền nhau .  Trong khi đó phần chữ của các nhãn hiệu có trước  “Kim TOURS, hình” và “Kim TOURS, hình”được tạo bởi hai từ riêng biệt là“Kim” ở dạng cách điệu và “TOURS” dạng chữ in hoa thường. Tuy cùng chứa chữ “Kim” nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về diện mạo, gây ấn tượng thị giác khác nhau, phát âm/ấn tượng thính giác cũng khác nhau, do vậy không có khả năng gây nhầm lẫn trực tiếp cho người tiêu dùng;
(ii)        Phần chữ “KimSushi” trong đơn xin đăng ký cũng không có khả năng gây liên tưởng cho công chúng với các nhãn hiệu có trước “Kim TOURS, hình”  và “Kim TOURS, hình” vì bản chất hoạt động kinh doanh của người nộp đơn trong thực tế là chế biến đồ ăn, với món ăn chủ đạo là “sushi”, và quảng cáo đồ ăn do họ chế biến qua các trang mạng, tờ rơi hoặc tại chính nhà hàng của mình, tiếp đó là dịch vụ bán hàng, vận chuyển đồ ăn theo yêu cầu của khách hàng hoặc phục vụ đồ ăn cho các khách hàng trực tiếp đến nhà hàng. Từ đó thấy rõ Nhóm 39: Dịch vụ vận chuyển các đồ ăn theo yêu cầu” và Nhóm 43: Dịch vụ nhà hàng; dịch vụ khách sạn; quán rượu; dịch vụ thực phẩm và đồ uống do nhà hàng thực hiện; quán cà phê; quán ăn tự phục vụ; quầy bán đồ ăn nhanh” mà NOIP  dự định từ chối bảo hộ đều liên quan trực tiếp tới sản phẩm và dịch vụ thuộc Nhóm 30: các loại sushi (cơm cuốn kiểu Nhật Bản)” và  Nhóm 35: Mua bán, xuất nhập khẩu, quảng cáo các loại sushi (cơm cuốn kiểu Nhật Bản) và đồ uống”  mà NOIP dự định chấp nhận bảo hộ cho đơn xin đăng ký “KimSushi, hình”. Trong khi đó, nội dung cụ thể của hàng hóa/dịch vụ thuộc Nhóm 39 và Nhóm 43 của nhãn hiệu có trước “Kim TOURS” liên quan tới du lịch, hoàn toàn khác với dịch vụ vận chuyển hay bán đồ ăn của nhãn hiệu xin đăng ký “KimSushi, hình”. Cần nói thêm là từ “s” trong chữ “KimSushi”được viết hoa [S] là ý đồ của người nộp đơn nhằm định hướng người tiêu dùng đến dịch vụ do họ cung cấp là bán đồ ăn mà chủ đạo là món “sushi”. Còn “Kim TOURS” là nhãn hiệu dùng cho các dịch vụ liên quan đến du lịch do công ty du lịch thực hiện cho khách hàng của họ. Trên thực tế, “KimSushi” đã được người tiêu dùng biết đến rộng rãi qua các trang mạng nổi tiếng về đồ ăn như www.foody.vn và lozi.vn nên khó có thể nói người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn rằng dịch vụ mang nhãn hiệu “KimSushi, hình” có chung nguồn gốc với các dịch vụ mang nhãn hiệu có trước “Kim TOURS, hình” và “Kim TOURS, hình”. Nói cách khác, người tiêu dùng khó có thể liên tưởng “KimSushi” và các nhãn hiệu có trước “Kim TOURS” là của cùng một chủ sở hữu. NOIP chấp nhận lập luận của Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh và ngày 20/6/2018 đã ra thông báo chấp nhận đăng ký nhãn hiệu “KimSushi, hình”, cho chủ đơn là N.T.K.Anh đối với các Nhóm sản phẩm/dịch vụ 30, 35, 39 và 43.  

Các bài viết khác