Logo

Li-xăng bắt buộc liên quan tới thuốc ở Ấn Độ

20/02/2014
Liệu li-xăng bắt buộc có phải là một trong các giải pháp giúp các nước đang phát triển tiếp cận một số biệt dược đang là độc quyền của các hãng dược xuyên quốc gia? Những thông tin dưới có thể là hữu ích cho Việt Nam khi triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, theo đó, đến năm 2020, 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh và, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm

Liệu li-xăng bắt buộc có phải là một trong các giải pháp giúp các nước đang phát triển tiếp cận một số biệt dược đang là độc quyền của các hãng dược xuyên quốc gia? Những thông tin dưới có thể là hữu ích cho Việt Nam khi triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, theo đó, đến năm 2020, 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh và, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm.

 

Tháng 7/2012 người đứng đầu Cơ quan Patent Ấn Độ đã quyết định cấp li-xăng bắt buộc cho Natco Pharma Ltd., một công ty sản xuất thuốc nổi tiếng của Ấn Độ để sản xuất sorafenib tosylate là thuốc phiên bản (generic) của biệt dược Nexavar đã được cấp patent tại Ấn Độ.

 

Đây là lần đầu tiên một li-xăng bắt buộc (compulsory license) được cấp.  Bayer đã nộp đơn phản đối quyết định của Cơ quan Patent Ấn Độ lên Ban Kháng cáo Sở hữu trí tuệ (IPAB) nhưng bị bác bỏ. Không chịu, Bayer đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao Bombay và ngày 29/10/2013 Tòa án Tối cao Bombay đã mở phiên tòa đầu tiên xem xét vụ việc, nhưng đến nay chưa kết thúc. Để xem toàn bộ bài viết, xin mời click here 


Các bài viết khác