Logo

HỒNG NGỌC/ NGỌC HỒNG: Quan điểm mới đối với những dấu hiệu đảo từ

09/11/2016
Ngày 17/6/2015, Công ty TNHH MTV Bệnh viện Đa khoa Ngọc Hồng (Sau đây gọi là Công ty “Ngọc Hồng”) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hình “NGOC HONG, HOSPITAL & Hình”, cho các dịch vụ thuộc nhóm 44: “Bệnh viện; dịch vụ khám chữa bệnh; dịch vụ chăm sóc y tế; vật lý trị liệu; tư vấn sức khỏe”. Mẫu nhãn xin đăng ký như sau

Ngày 17/6/2015, Công ty TNHH MTV Bệnh viện Đa khoa Ngọc Hồng (Sau đây gọi là Công ty “Ngọc Hồng”) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hình “NGOC HONG, HOSPITAL & Hình”, cho các dịch vụ thuộc nhóm 44: “Bệnh viện; dịch vụ khám chữa bệnh; dịch vụ chăm sóc y tế; vật lý trị liệu; tư vấn sức khỏe”. Mẫu nhãn xin đăng ký như sau:

 

Qua tra cứu dữ liệu của Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Công ty Ngọc Hồng thấy rằng có hai Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp cho Công ty TNHH bệnh viện Hồng Ngọc, địa chỉ tại Số 55 phố Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội (sau đây gọi là Bệnh viện Hồng Ngọc) cho cùng các dịch vụ thuộc nhóm 44, như sau:

 

Nhãn hiệu:         

Đăng ký số:                  153640

Nhóm sp/dv:                 44

Hiệu lực đến:                17/10/2018          và

Nhãn hiệu:     

Đăng ký số:   215741

Nhóm sp/dv:   44

Hiệu lực đến: 17/10/2022

 

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định cũng chắc chắn như việc sử dụng dấu hiệu “NGOC HONG, HOSPITAL & Hình” không xâm phạm quyền nhãn hiệu của người khác, Công ty Ngọc Hồng đã xin giám định đánh giá khả năng gây nhầm lẫn giữa dấu hiệu xin đăng ký “NGOC HONG, HOSPITAL & Hình” và các nhãn hiệu đang được bảo hộ của Bệnh viện Hồng Ngọc tại Viện Khoa học Sở Hữu Trí tuệ - VIPRI (Cơ quan duy nhất hiện nay có chức năng giám định sở hữu trí tuệ tại Việt Nam). 

 

VIPRI cho rằng, việc so sánh giữa các dấu hiệu phải được thực hiện đánh giá, xem xét về tổng thể. Mặc dù nhãn hiệu được bảo hộ và dấu hiệu xin đăng ký đều được kết hợp bởi phần hình và phần chữ đảo từ “HỒNG NGỌC/ NGOC HONG”, tuy nhiên, về cấu trúc, phát âm, cách trình bày của dấu hiệu xin đăng ký và nhãn hiệu được bảo hộ là khác nhau. Về cảm quan cũng như cách đọc và ghi nhớ của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ này sẽ không bị nhầm lẫn giữa dấu hiệu xin đăng ký và nhãn hiệu được bảo hộ.

 

VIPRI kết luận rằng, về tổng thể dấu hiệu “NGOC HONG, HOSPITAL & Hình” được coi là phân biệt với các nhãn hiệu đang được bảo hộ.

 

Bình luận

 

Vụ việc này có thể chưa được coi bước thay đổi đối với quan điểm thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu Trí tuệ. Bởi vì, trong thực tế, Cục SHTT thường từ chối những đơn đăng ký nhãn hiệu có chứa những dấu hiệu đảo từ và coi chúng là tương tự gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, kết luận giám định của VIPRI có thể là một ví dụ tốt trong việc đánh giá vấn đề này. Nghĩa là, khi một dấu hiệu “đảo từ” mà tạo ra sự khác biệt về ấn tượng tổng thể thì khả năng gây nhầm lẫn là không thể xảy ra.

 

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh là một trong các Văn phòng luật sở hữu trí tuệ có uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả & quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại & chỉ dẫn địa lý, li-xăng, nhượng quyền thương mại & chuyển giao công nghệ… cũng như đại diện cho khách hàng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.


Các bài viết khác