Logo

Gia tăng số vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả năm 2014

15/01/2015

Ngày 14/1, Cục Quản lý Thị trường đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2014. Theo đánh giá của Cục Quản lý thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian qua vẫn diễn ra phức tạp.

Ngày 14/1, Cục Quản lý Thị trường đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2014. Theo đánh giá của Cục Quản lý thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian qua vẫn diễn ra phức tạp.

 

Về nguồn gốc hàng giả: hàng giả không chỉ được sản xuất trong nước mà còn được sản xuất ở nước ngoài nhưng chủ yếu vẫn là hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản… hoặc hàng Trung Quốc không nhãn mác nhập lậu vào Việt Nam rồi gắn giả các nhãn hiệu nổi tiếng.

 

Về chủng loại hàng giả: hàng giả xuất hiện ở hầu hết các mặt hàng nhưng xuất hiện nhiều nhất là các loại hàng như phụ tùng xe máy, bột giặt, mì chính, phân bón, mỹ phẩm, quần áo, giày dép…

 

Năm 2014, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 17.396 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tăng 3.388 vụ (24,2%); giá trị vi phạm tăng 3,9 tỷ đồng (12,1%) so với năm 2013.

 

Năm 2014, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường trong cả nước trong các hoạt động như tập huấn phân biệt thật giả, phối hợp xác minh, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả của các nhãn hiệu như Honda, Adidas, Wacco, Kikkoman, Shisheido v.v…

 

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh là một trong các Văn phòng luật sở hữu trí tuệ có uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả & quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại & chỉ dẫn địa lý, li-xăng, nhượng quyền thương mại & chuyển giao công nghệ… cũng như đại diện cho khách hàng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.


Các bài viết khác