Logo

Tòa án chung EU xác nhận giới hạn sử dụng sự khác biệt về khái niệm để chống lại sự tương đồng về hình ảnh và ngữ âm

30/07/2024
Tòa đã khẳng định rằng việc phản đối sự tương đồng về mặt hình ảnh và ngữ âm bằng sự khác biệt về mặt khái niệm/ý nghĩa là ngoại lệ

Tòa án chung Liên minh Châu Âu (EU General Court - GC) đã khẳng định rằng phản đối sự tương đồng về mặt hình ảnh và ngữ âm bằng sự khác biệt về mặt khái niệm/ý nghĩa là ngoại lệ, bác bỏ yêu cầu của người nộp đơn (Michal Darila) đối với Cơ quan SHTT Liên minh Châu Âu (EUIPO, Vụ án T 101/23).

Vào tháng 8/2020, người nộp đơn đã nộp đơn số 18285108  xin cấp Nhãn hiệu Liên minh Châu Âu (EUTM) “BUFFET” cho các Nhóm 24 và 25 (hình dưới, NH bên phải), mà sau đó công ty Original Buff, S.A. đã nộp đơn phản đối trên cơ sở các nhãn hiệu EUTM có trước của họ, cụ thể là nhãn hiệu chữ “BUFF” số 9201856 ở Nhóm 25 và nhãn hiệu “BUFF, hình” số 15955751 ở Nhóm 24 (hình dưới, NH bên trái).

Đơn phản đối dựa trên Điều 8(1)(b) và Điều 8(5) của Quy chế nhãn hiệu EU 2017/1001. Mặc dù sự phản đối bị bác bỏ, bên phản đối đã kháng cáo thành công quyết định này vì Hội đồng Phúc thẩm (BOA), khi xem xét học thuyết về sự phụ thuộc lẫn nhau, đã tìm thấy khả năng gây nhầm lẫn về khái niệm/ý nghĩa được nêu tại Điều 8(1)(b) giữa các nhãn hiệu được so sánh.

Không hài lòng, người nộp đơn đã kháng cáo lên GC để hủy bỏ và thay đổi quyết định của BOA, viện dẫn cái gọi là lý thuyết phản biện (counteraction theory) khi sự khác biệt về khái niệm/ý nghĩa có thể vô hiệu hóa sự tương đồng về mặt hình ảnh và ngữ âm của các nhãn hiệu được so sánh.

Câu hỏi then chốt là liệu thực tế là từ “buffet” không có ý nghĩa cụ thể nào đối với công chúng trong tiếng Bulgaria, tiếng Hy Lạp, tiếng Croatia, tiếng Estonia và tiếng Litva có đủ để bỏ qua sự khác biệt về mặt khái niệm/ý nghĩa của các nhãn hiệu đang được đề cập hay không, ngay cả khi nó có ý nghĩa tương tự trong tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Séc, tiếng Ba Lan và tiếng Slovak.

Trong quyết định ngày 7/2/2024, GC đã kết luận rằng BOA đã đúng khi nhận thấy rằng có khả năng gây nhầm lẫn cho ít nhất một bộ phận người tiêu dùng nói tiếng Bulgaria, tiếng Hy Lạp, tiếng Croatia, tiếng Estonia và tiếng Litva. Theo luật lệ, đánh giá chung về khả năng gây nhầm lẫn ngụ ý rằng sự khác biệt về mặt khái niệm/ý nghĩa giữa các dấu hiệu có thể chống lại sự tương đồng về mặt ngữ âm và hình ảnh, với điều kiện là ít nhất một trong các dấu hiệu được so sánh có ý nghĩa rõ ràng và cụ thể trong mắt công chúng có liên quan để công chúng có thể nắm bắt ngay lập tức. Trong trường hợp này, không có nhãn hiệu nào, dù là BUFF hay BUFFET, có ý nghĩa rõ ràng và cụ thể đối với công chúng có liên quan, tức là tiếng Bulgaria, tiếng Hy Lạp, tiếng Croatia, tiếng Estonia hay tiếng Litva. Do đó, GC đã từ chối vụ kiện và duy trì quyết định của BOA.

Quyết định này khẳng định rằng việc sử dụng sự khác biệt về khái niệm/ý nghĩa để chống lại sự tương đồng về mặt hình ảnh và ngữ âm chỉ nên được áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ để tránh việc tự động loại trừ khả năng gây nhầm lẫn; nếu không, điều này có thể hạn chế không đáng có phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.

Nguồn: INTA Bulettin, April 3, 2024; 
https://www.inta.org/perspectives/law-practice/european-union-general-court-confirms-limits-on-using-conceptual-differences-to-counteract-visual-and-phonetic-similarities/

 

Các bài viết khác