Trong vụ tranh chấp nhãn hiệu “MONSTER ENERGY” chống lại “POCKET MONSTERS”, Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) đã không đứng về phía Bên phản đối - Monster Energy Company - và quyết định ủng hộ Nintendo.[Trường hợp phản đối số. 2023-900162, quyết định ngày 19/12/2024].
1.Các nhãn hiệu có liên quan
(i) Nintendo là chủ sở hữu của nhãn hiệu “Pocket Monsters”,chủ thể này được biết đến rộng rãi với cái tên viết tắt là “Pokémon”, đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu từ “POCKET MONSTRERS” với ký tự tiêu chuẩn để sử dụng trên nhiều danh mục hàng hóa và dịch vụ thuộc các nhóm 3, 9, 14, 16, 18, 20, 21, 24, 25, 28, 30 và 41 với JPO vào ngày 1/9/2022 (Đơn đăng ký nhãn hiệu số 2022-101055).
JPO đã cấp đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu nêu trên vào ngày 3/4/2023 mà không yêu cầu người nộp đơn giải thích gì thêm. Sau đó, ngày 12/5/2023 nhãn hiệu đã được công bố để thực hiện quy trình phản đối sau khi cấp.
(ii) Monster EnergyCom là chủ các nhãn hiệu “MONSTER ENERGY” và “MONSTER” đã được bảo hộ thuộc nhóm 32. Monster Energy là một nhãn hiệu đồ uống tăng lực được sáng tạo vào tháng 4/2002. Năm 2022, Monster Energy chiếm 30,1% thị phần đồ uống tăng lực, chỉ sau Red Bull.
Monster Energy Company (Monster Energy) được biết đến với việc tài trợ và hỗ trợ cho các sự kiện thể thao mạo hiểm, chẳng hạn như Ultimate Fighting Championship, ONE Championship, MotoGP, BMX, motocross, đua xe mô tô tốc độ, trượt ván, trượt tuyết và Monster Energy NASCAR Cup Series.
2. Đơn phản đối
Monster Energy yêu cầu hủy một phần nhãn hiệu đã nộp liên quan đến các hàng hóa được chỉ định thuộc nhóm 30 bao gồm trà, đồ uống từ trà, cà phê, đồ uống từ cà phê, ca cao bằng cách trích dẫn các nhãn hiệu có trước mà công ty sở hữu gồm “MONSTER ENERGY” hoặc “MONSTER” thuộc nhóm 32 , yêu cầu này dựa trên Điều 4(1) của Luật nhãn hiệu Nhật Bản về việc không được đăng ký nhãn hiệu trong các trường hợp
(vii): Có khả năng gây tổn hại đến trật tự công cộng hoặc đạo đức
(xv) Nhãn hiệu sẽ không được đăng ký khi có khả năng gây nhầm lẫn với hàng hóa hoặc dịch vụ nổi tiếng của chủ thể kinh doanh khác, vì lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu và lợi ích của người tiêu dùng
Monster Energy cáo buộc rằng nhãn hiệu “MONSTER” đã trở nên nổi tiếng trong người tiêu dùng để chỉ đồ uống tăng lực có nguồn gốc từ chính họ . Không có tranh chấp nào về việc nhãn hiệu được đăng ký có chứa thuật ngữ “MONSTER”. Do đó, người tiêu dùng có liên quan sẽ nhầm lẫn do liên kết nhãn hiệu bị phản đối với Monster Energy và coi nguồn đồ uống mang nhãn hiệu “POCKET MONSTERS” là từ bên được cấp phép của người phản đối .
3. Quyết định của JPO
Hội đồng Giải quyết phản đối của JPO (Hội đồng) đã tìm thấy bằng chứng đủ để thiết lập mức độ công nhận/uy tín cao đối với nhãn hiệu “MONSTER ENERGY” để chỉ nguồn gốc đồ uống tăng lực từ người phản đối. Tuy nhiên, Hội đồng đặt câu hỏi rằng liệu các nhãn hiệu được nêu có được công nhận rộng rãi ngay cả trong số những người tiêu dùng chung của đồ uống có ga và nước trái cây khác ngoài đồ uống tăng lực hay không. Đồng thời, Hội đồng cũng không tìm thấy đủ bằng chứng để có thể đưa ra mức độ công nhận nhất định cho nhãn hiệu “MONSTER”.
Dựa trên những phát hiện trên, Hội đồng đã đánh giá mức độ tương tự của các nhãn hiệu bằng cách so sánh tổng thể về hình thức, âm thanh và ý nghĩa giữa “MONSTER ENERGY” và “POCKET MONSTERS”.
Về mặt hình thức và âm thanh, sự khác biệt của các từ “ENERGY” và “POCKET” có tác động đáng kể đến ấn tượng thị giác và thính giác tổng thể ở mức độ mà người tiêu dùng có liên quan có thể dễ dàng phân biệt. Về mặt khái niệm, các nhãn hiệu không có khả năng gây nhầm lẫn vì nhãn hiệu bị phản đối do không tạo ra bất kỳ ý nghĩa cụ thể nào so với nhãn hiệu được trích dẫn. Do đó, nhãn hiệu bị phản đối được coi là không giống với nhãn hiệu đối chứng “MONSTER ENERGY”.
Do mức độ tương tự thấp giữa “MONSTER ENERGY” và “POCKET MONSTERS”, Hội đồng thấy không có lý do gì để tin rằng người tiêu dùng có liên quan có thể liên tưởng nhãn hiệu bị phản đối được sử dụng trên hàng hóa trong nhóm 30 với Monster Energy hoặc bên được Monster Energy cấp phép.Nếu vậy, nhãn hiệu bị phản đối không nên bị hủy bỏ.
4. Nhận xét
Tuy tranh chấp liên quan đến các sản phẩm thuộc nhóm 30, nhưng POKEMON là Công ty nổi tiếng về trò chơi điện tử nhưng “Monster Energy” nhãn hiệu đồ uống tăng lực phổ biến đã trở nên nổi tiếng vì lập trường cứng rắn của họ trong việc bảo vệ quyền nhãn hiệu của mình. Họ đặc biệt cảnh giác khi nói đến các nhà phát triển trò chơi sử dụng từ "Monster" trong tiêu đề trò chơi hoặc nhãn hiệu của họ. Trong nhiều năm, Monster Energy đã đệ trình nhiều khiếu nại về nhãn hiệu chống lại các nhà phát triển trò chơi vì cáo buộc vi phạm, tuyên bố rằng việc sử dụng từ "Monster" trong trò chơi của họ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của Monster Energy.Trang web Automaton của Nhật Bản đã phát hiện ra hơn 100 khiếu nại về nhãn hiệu do Monster Energy Company, công ty mẹ của Monster Energy Drink, đệ trình về việc sử dụng "Monster" của nhiều công ty và thương hiệu nhượng quyền khác nhau. Những khiếu nại này bao gồm các đơn kiện chống lại Pokemon X và Y, Pokemon Sun và Moon, và Monster Hunter Cross, cùng với một đơn kiện chống lại toàn bộ nhãn hiệu Monster Hunter.
JPO, đơn vị quản lýđăng ký nhãn hiệu và bằng sáng chế, thường xuyên bác bỏ các khiếu nại, phản đối của Monster Energy, nhưng chủ thể này vẫn tiếp tục nộp đơn khiếu nại về nhãn hiệu, trong trường hợp này JPO bác bỏ đơn phản đối chủ yếu dựa vào sự khác biệt giữa các nhãn hiệu mà chưa đề cập đến khác biệt về sản phẩm : nước uống tăng lực của bên phản đối và trà, ca phê , ca cao … của chủ thể nộp đơn.
Tuy nhiên, không có khả năng nỗ lực của Monster nhằm thay đổi nhãn hiệu sẽ ảnh hưởng đến Pokemon trừ khi có sự thay đổi lớn trong luật nhãn hiệu của Nhật Bản.
Nguồn:
https://marks-iplaw.jp/monster-evergy-vs-pocket-monsters/ ;
https://comicbook.com/gaming/news/monster-energy-drink-pokemon-monster-hunter-trademark/
(++)