Sau chiến dịch Ukraine, hơn 1.500 tổ chức nước ngoài đã cắt giảm hoạt động ở Nga, trong đó 533 Công ty đã hoàn toàn rời khỏi đất nước. Reuters ước tính các công ty nước ngoài thiệt hại hơn 107 tỷ USD khi rời khỏi thị trường Nga. Các khoản lỗ bao gồm xóa sổ và mất lợi nhuận. Khối lượng của họ đã tăng một phần ba kể từ ước tính cuối cùng vào tháng 8/2023.Dưới đây là tình hình của một số nhãn hiệu nổi tiếng.
Coca-Cola là một trong những công ty đầu tiên rời khỏi thị trường Nga khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine. Nó đã đình chỉ sản xuất vào tháng 3/2022 và ngừng sản xuất hoàn toàn ở Nga vào tháng 6/2022. Sau sự ra đi của Coca-Cola, các sản phẩm tương tự của đồ uống mang nhãn hiệu Dobry -Cola / "Добрый Cola"/ Good – Cola của chi nhánh trước đây của Công ty Coca-Cola (hiện mang tên «Мултон партнерс» ) bắt đầu được bán trong nước và vào năm 2023[1], nó chiếm vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng các nhãn hiệu hàng tiêu dùng phổ biến nhất ở Nga (FMCG). Trước đây nhãn hiệu của Nga "Добрый" chỉ được biết đến trên thị trường cho sản phẩm nước ép hoa quả với vị trí thứ 15 so với vị trí thứ 9 của Coca-Cola trên bảng xếp hạng FMCG.
Chuỗi cà phê Starbucks bắt đầu mở cửa ở Nga vào năm 2007. Đến năm 2022, số cơ sở trong cả nước lên tới 130. Đội ngũ nhân viên vượt quá 2.000. Sau khi bùng nổ xung đột ở Ukraine, Starbucks ngay lập tức đình chỉ hoạt động của các quán cà phê và vận chuyển sản phẩm. Vào tháng 5/2022, mạng lưới này đã thông báo rời khỏi đất nước. Tài sản của công ty ở Nga đã được mua lại bởi rapper Timati và chủ nhà hàng Anton Pinsky. Vào mùa hè, chuỗi quán cà phê của Mỹ mở cửa dưới vỏ bọc Stars Coffee. Những người chủ mới giữ lại những địa điểm cũ của Starbucks và thậm chí cả thiết kế của quán. Nhãn hiệu của Stars Coffee có phần giống nhãn hiệu của Công ty Mỹ (hình bên).
Tuy nhiên người ta biết rằng các nhãn hiệu nước ngoài rời đi vào năm 2022 đã tiếp tục hoạt động quảng cáo trên thị trường Nga vào năm 2023. Theo TelecomDaily, các nhà sản xuất điện tử nước ngoài, những người đã từ chối quảng cáo ở Nga vào năm 2022 hoặc ngừng cung cấp sản phẩm cho nước này, đã tăng hoạt động quảng cáo của họ vào năm 2023; đạt 65–100% số lượt đề cập vào năm 2021. Trong số các nhãn hiệu như vậy, các nhà phân tích nêu tên Honor và Xiaomi của Trung Quốc, Acer của Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc (hình dưới). Theo họ, không có công ty nào trong số này có quảng cáo ở Nga vào năm 2022.
Đồng thời một số Công ty lại tiếp tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, có thể kể ra:
Công ty Coca-Cola đã nộp đơn lên Cơ quan SHTT Nga (Rospatent) để đăng ký ba nhãn hiệu - Coca-Cola, Sprite và Fanta.Các nhãn hiệu đã đăng ký thuộc nhóm 32 và 33 thuộc phân loại quốc tế (nước ngọt và đồ uống có cồn, nước có ga). Đơn đăng ký đã được nộp vào tháng 4/2024. Người phát ngôn của Coca-Cola cho biết "Việc nộp đơn của chúng tôi ở Nga nhằm mục đích duy trì quyền nhãn hiệu của chúng tôi." Có vẻ như một số công ty muốn duy trì triển vọng quay trở lại thị trường Nga với sự bảo vệ nhãn hiệu của họ vẫn nguyên vẹn.
Chuỗi cửa hàng Starbucks, cũng đã lại nộp 8 đơn đăng ký nhãn hiệu vào cuối tháng 5/2024, bao gồm các nhãn hiệu Starbucks, cà phê Starbucks, cà phê frappuccino.
Vào mùa hè năm 2023, IKEA Systems B.V đã nộp 4 đơn đăng ký nhãn hiệu lên Rospatent để đăng ký các nhãn hiệu IKEA và ИКЕА . Vào đầu tháng 2/2024, Rospatent đã đăng ký nhãn hiệu IKEA theo một trong các đơn đăng ký có thời hạn độc quyền đến ngày 1/8/2033.
Các chuyên gia lưu ý, việc đăng ký lại nhãn hiệu có thể cho thấy cả công ty có kế hoạch giữ lại quyền đối với các nhãn hiệu của mình. Tổng Giám đốc Công ty Bằng sáng chế trực tuyến Alina Akinshina giải thích rằng các nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ nếu chủ sở hữu bản quyền không sử dụng chúng trong 03 năm. Điều này có nghĩa là các nhãn hiệu Coca-Cola, Sprite , Fanta, Starbucks ….(đã đăng ký trước đây) có thể mất đi sự bảo hộ pháp lý vào năm 2025 tính từ khi họ rời Nga vào năm 2022.Cũng có ý kiến cho rằng việc nhà sản xuất đăng ký lại các nhãn hiệu quốc tế có thể cho thấy ý định đưa chúng trở lại thị trường Nga trong tương lai.
Tuy nhiên, cũng có chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về khả năng này. Vào tháng 4/2024, chủ sở hữu chuỗi Stars Coffee của Nga đã đệ đơn kiện lên tòa án sở hữu trí tuệ yêu cầu chấm dứt sớm quyền bảo hộ các nhãn hiệu của Starbucks. Yêu cầu này được giải thích là do công ty Mỹ không còn sử dụng nhãn hiệu này ở Nga nữa.
Quyết liệt hơn đại biêu Duma quốc gia Nga Sultan Khamzaev nảy ra ý tưởng hủy bỏ nhãn hiệu của các công ty rời khỏi Nga, sau đó cấm đăng ký lại trong 20 năm.
“Hiện tại, không có sửa đổi nào cấm trực tiếp các thương hiệu nước ngoài quay trở lại thị trường Nga một cách hợp pháp. Tôi đề xuất xem xét khả năng hủy bỏ nhãn hiệu của các công ty đã rời đi ở Nga, sau đó cấm họ đăng ký nhãn hiệu ở Nga trong 20 năm”. Ông nói với RIA Novosti./.
Nguồn:
https://www.severreal.org/a/coca-cola-snova-podala-zayavku-na-registratsiyu-tovarnyh-znakov-v-rossii/32992637.html;
https://www.kommersant.ru/doc/6745990;
https://ria.ru/20240618/znaki-1953572049.html;
(++)