Logo

EU: Người phản đối thắng trong vụ kiện về khả năng phân biệt của nhãn hiệu  

13/09/2023
Hội đồng phúc thẩm cho rằng có thể xảy ra nhầm lẫn giữa “bistro Resgent, hình” và “WEINBRAND Régent, hình”

Tòa án chung Châu Âu (The European General Court – gọi tắt là Tòa án) ngày 10/5/2023 đã ban hành quyết định trong Vụ án T-437/22 liên quan đến đơn của Aldi Einkauf (người nộp đơn) phản đối việc đăng ký nhãn hiệu EU cho “BISTRO RÉGENT, hình”  (nhãn hiệu EU số 018136358- H.1) cho sản phẩm “rượu vang” thuộc Nhóm 33 mang tên Vanhove.

Phản đối của Người nộp đơn dựa trên cơ sở nhãn hiệu có trước bằng tiếng Đức REGENT (nhãn hiệu Đức số 452178) đã đăng ký vào năm 1933 cho “rượu vang, rượu mạnh (đồ uống)” (H.2).

Tiếp theo sau yêu cầu phản đối của người nộp đơn, Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO) đã mời đương đơn đưa bằng chứng về việc sử dụng thực sự nhãn hiệu có trước này.

BỊ đơn, Vanhove khẳng định rằng bằng chứng của Aldi sẽ không chứng minh được việc sử dụng thực sự nhãn hiệu có trước vì yếu tố chữ  WEINBRAND, được sử dụng cùng với nhãn hiệu có  trước, sẽ làm thay đổi khả năng phân biệt của nhãn hiệu đó.

Về vấn đề này, Tòa án giữ nguyên quan điểm của Hội đồng phúc thẩm EUIPO rằng việc cách điệu hóa một chút từ “regent” và sử dụng màu đỏ không làm thay đổi khả năng  phân biệt của nhãn hiệu có trước và từ “weinbrand,” có nghĩa là “rượu mạnh” trong tiếng Đức, là tên gọi sản phẩm, không có khả năng phân biệt  đối với hàng hóa mang nhãn hiệu, bởi vậy cũng không thể làm thay đổi khả năng phân biệt của nhãn hiệu có trước đó. Tòa án đồng ý với kết luận của Hội đồng phúc thẩm rằng nhãn hiệu có trước đã được sử dụng dưới một hình thức không làm thay đổi khả năng phân biệt của nó.

Tòa án cũng chia sẻ quan điểm của Hội đồng phúc thẩm rằng rượu vang và rượu mạnh   tương tự nhau ở mức độ thấp, chỉ ra rằng: 
·   Brandy là rượu mạnh thu được từ quá trình chưng cất rượu vang; 
·   Hai sản phẩm này có kênh phân phối giống nhau, vì ngay cả các cửa hàng chuyên về rượu vang cũng có thể cung cấp rượu mạnh cho khách hàng; và 
·   Cả hai loại đồ uống có thể dùng cùng một dịp: rượu vang trong bữa ăn và rượu mạnh để giúp tiêu hóa.

Tòa án cũng khẳng định rằng Hội đồng phúc thẩm đã đúng khi quyết định rằng các dấu hiệu trong vụ việc ít nhất là giống nhau ở mức độ trung bình vì cùng có yếu tố cữ RÉGENT mà người tiêu dùng Đức hiểu, trong cả hai dấu hiệu, là ám chỉ  hoàng tử đang trị vì, quốc vương, hoặc người cai trị đăng quang. Tòa nhấn mạnh rằng tính phân biệt của yếu tố BISTRO là yếu và do đó không thể có tầm quan trọng quyết định.

Do đó, Tòa án đã xác nhận kết luận của Hội đồng phúc thẩm rằng có thể xảy ra nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu được đề cập./.

Nguồn: INTA Bulettin, August 2, 2023;
https://www.inta.org/perspectives/law-practice/european-union-opposer-succeeds-with-distinctiveness-action-in-general-court/

 

Các bài viết khác