Logo

Văn bản mới: Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về Website thương mại điện tử

08/01/2015

Thông tư số 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 20/01/2015 đã có một số các quy định thay đổi về các hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội. Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh xin tóm tắt một số các điểm chính của Thông tư này như sau.

Thông tư số 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 20/01/2015 đã có một số thay đổi về hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội. Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh xin tóm tắt một số các điểm chính của Thông tư này như sau.

 

1. Mạng xã hội nào sẽ phải đăng ký?

Các mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động sau sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm: (a) website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; (b) website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; (c) website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.

 

2. Hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện trên website thương mại điện tử?

a) Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;

b) Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;

c) Rượu các loại;

d) Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến;

đ) Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

2. Thương nhân thiết lập website để bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải công bố trên website của mình số, ngày cấp và nơi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó.

 

3. Chủ sở hữu mạng xã hội nước ngoài có phải đăng ký với Bộ Công Thương?

Đối tượng áp dụng là các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam, bao gồm: i) Thương nhân, tổ chức cá nhân Việt Nam; ii) Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam và iii) Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.

Như vậy, nếu chủ mạng xã hội nước ngoài có hiện diện tại Việt nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc có tên miền “.vn” thì thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

 

4. Hồ sơ, quy trình thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương?

Thương nhân, tổ chức đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử với Bộ Công Thương thực hiện thủ tục này qua mạng www.online.gov.vn. Hồ sơ và quy trình đăng ký quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư số 47.   

 

5. Trách nhiệm của cá nhân bán hàng trên các mạng xã hội?

Theo quy định của Thông tư 47, cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội không phải đăng ký với Bộ Công Thương. Tuy nhiên, họ phải có trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 37, Nghị định 52.

 

6. Chủ sàn giao dịch thương mại điện tử có phải chịu trách nhiệm với chất lượng hàng hóa trên sàn?

Khoản 4 Điều 4 Thông tư 47 quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT trong việc loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trítuệ và các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này.

Như vậy, trách nhiệm trước hết thuộc về người bán, nhưng chủ sàn cũng phải chủ động phát hiện và chịu một phần trách nhiệm khi trên sàn bán các loại hàng hóa vi phạm pháp luật.

 

Quý vị quan tâm tới nội dung chi tiết của Nghị định này, xin liên hệ tới Văn phòng chúng tôi qua Email pham@pham.com.vn

 

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh là một trong các Văn phòng luật sở hữu trí tuệ có uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả & quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại & chỉ dẫn địa lý, li-xăng, nhượng quyền thương mại & chuyển giao công nghệ… cũng như đại diện cho khách hàng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.


Các bài viết khác