Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN nêu trên đã qua 02 lần sửa đổi, bổ sung trước đó. Là lần sửa đổi, bổ sung lần thứ ba, Thông tư 05/2013/TT-BKHCN bao gồm các nội dung chính như sau:
- Đối với sáng chế: là tìm ra các đơn đăng ký sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau để xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.
- Đối với kiểu dáng công nghiệp: là tìm ra các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của bộ phận sản phẩm và/hoặc sản phẩm trùng hoặc không khác biệt đáng kể để xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.
- Đơn Việt Nam nhãn hiệu: là tìm ra các đơn đăng ký của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm/dịch vụ trùng hoặc tương tự, hoặc có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng nhau dùng cho các sản phẩm/dịch vụ trùng nhau để xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.
Trong các trường hợp trên Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất. Nếu có nhiều đơn cùng có ngày ưu tiên sớm nhất thì Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho một đơn duy nhất trong đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn, nếu không thoả thuận được thì tất cả các đối tượng tương ứng của các đơn đó đều bị từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.
a, Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm là địa danh hoặc biểu tượng của địa phương … có ý nghĩa chỉ nguồn gốc của sản phẩm.
Địa danh là tên gọi hiện hành hay trong lịch sử, tên gọi chính thức hoặc dân gian của khu vực địa lý.
b, Địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm, bao gồm:
- Đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với chức năng nhãn hiệu thông thường, không có ý nghĩa mô tả nguồn gốc địa lý, ví dụ: bia Hà Nội, bia Sài Gòn. Hoặc địa phương tương ứng không thể là nơi sản xuất sản phẩm, ví dụ: thuốc lá Everest, tủ lạnh Bắc Cực.
Các nhãn hiệu trong trường hợp này có thể được bảo hộ mà không cần sự cho phép của chính quyền địa phương
c, Địa danh, dấu hiệu biểu tượng của địa phương thuộc kiến thức địa lý phổ thông được biết đến rộng rãi (ví dụ: tên tỉnh, thành phố, danh lam thắng cảnh…) dùng cho sản phẩm thông thường và thường dùng mô tả địa điểm sản xuất, sẽ là đối tượng không được bảo hộ. Tuy vậy, chúng có thể được sử dụng làm yếu tố phụ trong nhãn hiệu thông thường của chủ nhãn hiệu ở địa phương tương ứng mà không cần xin phép chính quyền địa phương, nhưng chúng bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ (không bảo hộ riêng).
T.H.