Logo

8 sai lầm các chủ nhãn hiệu đã phạm phải tại Trung Quốc (phần cuối)

20/07/2013
6) Không biết CMTO và TRAB hoạt động như thế nào và 7) thất bại trong việc đăng ký chuyển nhượng quyền và hợp đồng li-xăng với CMTO

Cho dù bạn làm theo đúng 5 bước tại các phần trước, hệ thống nhãn hiệu của Trung Quốc chứa đựng rất nhiều khó khăn không ngờ cho những người không thận trọng.

Hệ thống phản đổi và huỷ bỏ đăng ký cũng chậm và phức tạp. Mặc dù bây giờ Trung Quốc đã cắt giảm thời gian chờ đăng ký xuống 18 tháng và các luật sư dự đoán họ sẽ thành công trong mục tiêu giảm tiếp chỉ còn 12 tháng vào năm 2012, điều này có thể dẫn đến sẽ có nhiều đơn bị từ chối hơn và các khiếu nại và phản đối cũng mất nhiều thời gian hơn. Bất cứ một cá nhân nào cũng có thể phản đối một nhãn hiệu, điều đó có thể kéo dài thời gian đăng ký một nhãn hiệu lên từ 2 đến 3 năm.

Điều này làm cho việc đăng ký sớm trở nên quan trọng hơn. Nếu không, trong giai đoạn quyết định khi sản phẩm của bạn bắt đầu tung ra thị trường có thể nhãn hiệu của bạn vẫn chưa được đăng ký và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ của bạn trở nên khó khăn hơn nhiều.

Một sai lầm thường mắc khác bắt nguồn từ việc thiếu hiểu biết và không cập nhật thông tin về hệ thống đăng ký nhãn hiệu của CTMO. Ví dụ, các chuyển nhượng liên quan tới nhãn hiệu phải trình CTMO phê duyệt. “ Đây không phải là đăng bạ. Đây là một quy trình xin phép”, luật sư Simon nói. Các hợp đồng li-xăng cũng phải được ghi vào sổ đăng ký quốc gia.

Nếu CMTO không phê duyệt việc chuyển nhượng thì không thể thực hiện các quyền của nhãn hiệu. Vụ tranh chấp nổi tiếng giữa Danone (tập đoàn của Pháp, chuyên về các sản phẩm sữa, đồ uống, thực phẩm dinh dưỡng) với Wahaha (một tập đoàn hàng đầu về các loại nước uống của Trung Quốc, trụ sở chính tại Hàng Châu) là một ví dụ điển hình. Trong vụ này, chính phủ không đồng ý phê duyệt việc thay đổi chủ sở hữu nhãn hiệu từ Wahaha cho một công ty liên doanh do cả hai công ty lập nên. Danone đã cố tránh né việc này nhưng khi mối quan hệ đổ vỡ, công ty nước ngoài thấy mình rơi vào một vị thế rất yếu. Thông thường, CTMO phê duyệt rất dễ dàng, nhưng nếu giao dịch có một bên là một công ty thuộc quyền sở hữu của nhà nước thì rất khó khăn.

Ví dụ điển hình như trường hợp của Danone là hiếm nhưng lỗi số 7 làm nổi lên hai vấn đề chung cho các chủ nhãn hiệu: các chậm trễ trong việc thu lợi tức từ các hợp đồng li-xăng và các vấn đề trong việc thực thi quyền của các nhãn hiệu vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ (trung ương), không phải của công ty địa phương.

8) Sử dụng nhãn hiệu không nhất quán và không như đã đăng ký

Lỗi cuối cùng này bao gồm vô số những vi phạm nhỏ, nhưng tiềm tàng khả năng trở thành nghiêm trọng tại Trung quốc, nơi các quan chức rất nghiêm khắc với việc nhãn hiệu phải được sử dụng đúng như đã đăng ký. “ Ở Trung Quốc, đối với các xét nghiệm viên nhãn hiệu, nhãn hiệu tiếng Anh ở dạng chữ in (chứ không phải chữ thường) có thể trông hoàn toàn khác, phụ thuộc vào phông (kiểu) chữ”. Giả định bạn đăng ký một nhãn hiệu ở dạng chữ hoa trên nền trắng hoặc đen, chỉ thế thôi là sẽ đủ khó để bạn thực thi. “Bạn phải đăng ký nhãn hiệu chính xác theo cách mà bạn sẽ sử dụng nó, đặc biệt đối với mầu sắc. Bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không tuân thủ điều này”, luật sư Tai nói.

Các công ty đã bị Bộ Côngnghiệp và Thương mại Trung Quốc phạt vì sử dụng ký hiệu ® gắn liền với nhãn hiệu với lí do hoặc là đã không đăng ký hoặc là đã đăng ký nhưng ở dạng khác. Sử dụng các nhãn hơi khác cho tên công ty, tên miền (phải bảo đảm chắc chắn bạn đăng ký một tên miền .cn nào đó) và trên danh thiếp của bạn cũng là những lỗi thường gặp có thể làm yếu đi các nỗ lực thực thi nhãn hiệu. “Phải có một nhãn hiệu nhất quán, trước sau như một. Đó là cách duy nhất để bạn có thể đáp ứng các yêu cầu được công nhận là nổi tiếng”, Mark Cohen, luật sư của công ty Jones Day tại Bắc-Kinh nói.

Apple không phải là công ty đầu tiên bị bắt giữ vói lý do xâm phạm quyền nhãn hiệu để đòi tiền chuộc ở Trung Quốc và chắc sẽ không phải là công ty cuối cùng. Các chủ nhãn hiệu đang đến hoặc sẽ khai trương các nhãn hiệu mới Trung Quốc cần nhớ những bài học nói trên của những công ty đi trước. Mặc dầu 8 lỗi nói trên mang đặc thù Trung Quốc, nhưng có thể cô đọng lại thành 5 nguyên tắc cơ bản mà các chủ nhãn hiệu cần nhớ khi xâm nhập vào bất cứ thị trường mới nào: (i) đừng nghĩ rằng luật ở đó cũng giống như luật ở nước bạn, (ii) đừng đánh giá thấp những vấn đề có thể nảy sinh trên khía cạnh ngôn ngữ và văn hoá, (iii) bảo đảm rằng thông tin trong công ty luôn luôn tốt, (iv) sử dụng những luật sư tin cậy, và (v) chi nhiều tiền trước có thể tiết kiệm nhiều tiền trong lâu dài.

Phòng Tư vấn, P&A

(Nguồn Managing IP, 1/2010)

Các bài viết khác