Trong lĩnh vực tên miền và Luật Công nghệ Thông tin, chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau...
Liên hệ:
Luật sư Phạm Anh Tuấn
Phòng Khiếu nại và Bản quyền tác giả
Số điện thoại: (84-4) 38 244 852 - Máy lẻ 667
Email: hanoi@pham.com.vn
Tên miền (domain name) là tên của website hoạt động trên internet.
Một website trên internet cần ít nhất 2 thành phần là web server - nơi chứa file và database tạo nên website - và tên miền, như là một địa chỉ để mọi người có thể tìm thấy và truy cập vào website.
Ví dụ: Google.com, Facebook.com là tên miền của các công ty Internet.
pham.com.vn là tên miền của Công ty luật TNHH Phạm và Liên danh.
Nguyên tắc đăng ký và sử dụng tên miền ".vn" là "đăng ký trước, được quyền sử dụng trước" và bình đẳng giũa các chủ thể đăng ký. Do vậy, khi một tên miền ở trạng thái tự do, nghĩa là chưa ai đăng ký, thì người đăng ký trước sẽ được sở hữu và sử dụng tên miền đó.
Có. Tên miền sẽ không được phép đăng ký nếu nội dung của nó:
A. Đối với tên miền “.vn”:
Các bên tranh chấp có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau để giải quyết:
- Hòa giải thương lượng: có thể thực hiện việc hòa giải trước hoặc trong quá trình tố tụng. Trong trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc tranh chấp, các bên phải lập Biên bản hòa giải thành và gửi đến Nhà đăng ký tên miền .vn liên quan hoặc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) để làm cơ sở xử lý tên miền tranh chấp.
- Trọng tài: các bên có thể lựa chọn hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp tên miền phát sinh trong hoạt động thương mại. Thủ tục giải quyết tranh chấp theo phương thức này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
- Khởi kiện tại Tòa án: các bên có thể yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tên miền trong quan hệ dân sự và hoạt động thương mại. Thủ tục giải quyết tranh chấp theo phương thức này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự.
Sau khi đã có Biên bản hòa giải thành; Quyết định đã có hiệu lực của Trọng tài; Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, Nhà đăng ký tên miền .vn và VNNIC sẽ căn cứ vào đó để thực hiện việc xử lý tên miền tranh chấp như: thu hồi tên miền để ưu tiên người khiếu kiện đăng ký sử dụng hoặc giữ nguyên hiện trạng; thực hiện các quyết định khác liên quan đến việc thu hồi, treo, giữ có thời hạn tên miền có tranh chấp.
Cần lưu ý, trong quá trình giải quyết tranh chấp, tên miền phải được giữ nguyên hiện trạng, không được phép trả lại, thu hồi, chuyển đổi nhà đăng ký tên miền .vn hay chuyển đổi tổ chức, cá nhân mới. Nếu sau khi giải quyết tranh chấp, người khiếu kiện được ưu tiên đăng ký sử dụng tên miền thì phải đăng ký trong vòng 10 ngày; hết thời hạn này mà người khiếu kiện không thực hiện việc đăng ký sử dụng tên miền, tên miền sẽ được đăng ký tự do.
B. Đối với tên miền quốc tế:
Tên miền quốc tế là tên miền do Tổ chức quản lý Tên miền và Số hiệu mạng thế giới (ICANN) cấp. Tên miền quốc tế có thể sử dụng tại hầu các quốc gia trên thế giới. Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng đều có thể sở hữu tên miền quốc tế miễn là tên miền đã được đăng ký với ICANN cho tới khi chủ sở hữu không con nhu cầu và ngừng duy trì sử dụng tên miền.
Có hai phương thức để giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế, đó là hoà giải (Alternative Dispute Resolution – ADR) và trọng tài (Arbitration) dựa trên các quy định về trọng tài thương mại nêu trong “Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất” (Uniform Domain-name Dispute-Resolution Policy) do ICANN phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ban hành.
Chúng tôi khuyến nghị nên tham khảo ý kiến luật sư hoặc trọng tài viên trước khi tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan tới tên miền quốc tế.
Đó là những hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Ví dụ, những tên miền như “hitachivietnhat.com.vn”, “anz.com.vn”, “herbalife-vn.com.vn”, “lafarge.com.vn”, “raphlauren.vn”, “samsungmobile.com.vn”, “kangaroo.net.vn”, “cathaypacific.com.vn”, “bkav.vn”, “panasonicvietnam.com.vn”…là vi phạm pháp luật về SHTT vì trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đang được bảo hộ. Các tên miền này đã bị các tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu các nhãn hiệu tương ứng đăng ký, chiếm giữ, sử dụng hoặc cho phép đăng ký, chiếm giữ, sử dụng.
Biện pháp xử lý đối với tên miền vi phạm pháp luật về SHTT có thể là: (i) buộc thay đổi thông tin tên miền “.vn” (thay đổi thông tin tên miền “.vn” được hiểu là loại bỏ yếu tố vi phạm, thông tin vi phạm pháp luật SHTT có trong tên miền), (ii) buộc trả lại tên miền “.vn” hoặc (iii) thu hồi tên miền “.vn”.
Song song với đó, chủ thể quyền SHTT vẫn có quyền yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính về các hành vi xâm phạm.
Kết luận và quyết định xử phạt của cơ quan xử lý vi phạm là cơ sở pháp lý quan trọng để chủ thể quyền có thể tiếp tục nộp đơn khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
Để khởi kiện, nội dung đơn khởi kiện của nguyên đơn phải đáp ứng 03 yêu cầu sau:
- Tên miền tranh chấp trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa/ dịch vụ mà nguyên đơn có quyền và lợi ích hợp pháp;
- Bi đơn không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó;
- Tên miền đã được Bị đơn sử dụng với ý đồ xấu, cạnh tranh không lành mạnh.
Nguyên đơn có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan đế chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là có cơ sở.