Logo

Việt Nam: Làm thế nào có thể ngăn người lao động làm việc cho đối thủ cạnh tranh

12/04/2014

Tại các nước phát triển, người sử dụng lao động thường dùng một thoả thuận bằng văn bản (tạm dịch là: điều khoản không làm việc cho đối thủ cạnh tranh) để ngăn ngừa người lao động làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi thôi việc.

Tại các nước phát triển, người sử dụng lao động thường dùng một thoả thuận bằng văn bản (tạm dịch là: điều khoản không làm việc cho đối thủ cạnh tranh) để ngăn ngừa người lao động làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi thôi việc. Trong nhiều trường hợp điều khoản này có hiệu lực và cũng có thể không có hiệu lực. Tại Hoa Kỳ, điều khoản không làm việc cho đối thủ cạnh tranh cũng có thể không có hiệu lực ở một khu vực hành chính. Chẳng hạn, điều khoản này hầu như không được ủng hộ tại tiểu bang California. Hầu hết các địa hạt hành chính khác ủng hộ điều khoản này trong trường hợp nếu phạm vi và thời gian hạn chế người lao động là hợp lý và không nhằm mục đích ngăn cấm người lao động làm việc vì mục đích mưu sinh.

 

Vậy theo pháp luật Việt Nam, làm thế nào đề hạn chế người lao động sử dụng các thông tin mật gây bất lợi cho doanh nghiệp cũ khi họ cung cấp cho đối thủ cạnh tranh?

 

Điều 10 Bộ Luật Lao Động 2013 quy định người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Vì vậy, ngay cả người sử dụng lao động yêu cầu người lao động ký kết thoả thuận "cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh" thì cũng đã vi phạm quyền được làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp... của người lao động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật lao động.

 

Tuy nhiên, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng có các quy định hạn chế/ngăn cấm việc sử dụng bí mật kinh doanh. Việc người lao động bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó là hành vi vi phạm. Do đó, người sử dụng lao động có thể kiện bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm hành chính này.

 

Trong trường hợp có bằng chứng chứng minh được đối thủ cạnh tranh thuê người lao động nhằm mục đích lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, dụ dỗ, nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh, người sử dụng lao động cũng có thể kiện cả người lao động lẫn đối thủ cạnh tranh về hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh.

 

Pham & Associates



Các bài viết khác