Logo

Người quảng cáo mua “từ khoá” để sử dụng trong các search engine có xâm phạm nhãn hiệu?

10/04/2014

Vụ kiện nổi tiếng tại Châu Âu trước đây giữa Google France SARL và Louis Vuitton Malletier SA đã được nhiều tờ báo lớn ở Châu âu như IPKAT; Legal Bytes or The Guardian đăng tải và bình luận về quyết định của Toà án.

10.04.2014

Vụ kiện nổi tiếng tại Châu Âu trước đây giữa Google France SARL và Louis Vuitton Malletier SA đã được nhiều tờ báo lớn ở Châu âu như IPKAT; Legal Bytes or The Guardian đăng tải và bình luận về quyết định của Toà án.

 

Nội dung của vụ việc

Nguyên đơn: Louis Vuitton, Công ty sản xuất hàng xa xỉ nổi tiếng.

 

Bị đơn: Google (Pháp) SARL, Công ty cung cấp dịch vụ tra cứu với kết quả tìm kiếm “tự nhiên” khi người dùng internet sử dụng các “từ khoá”. Google cung cấp các dòng quảng cáo kèm theo kết quả tra cứu trả phí (AdWords). AdWords quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ trong các lĩnh vực tương tự kết quả tra cứu tự nhiên dưới dạng “đường link quảng cáo”. Người quảng cáo phải trả phí cho Google cho việc sử dụng “từ khoá”.

 

Louis Vuitton phát hiện ra AdWords trên kết quả tra cứu của Google có bán các sản phẩm nhái Louis Vuitton khi người sử dụng internet sử dụng và gõ từ khoá “Louis Vuitton” - nhãn hiệu được bảo hộ. Louis Vuitton khởi kiện Google tại toà án Pháp, sau đó Google khiếu nại tại Toà án Tư pháp Châu âu (CJEU).

 

Trách nhiệm của Google?

CJEU xem xét liệu khả năng gây nhầm lẫn có làm mất chức năng của nhãn hiệu hay không tại hai giai đoạn: i) Khi Google cho phép người quảng cáo chọn từ khoá; ii) Khi Google hiển thị AdWords trong kết quả tìm kiếm khi người sử dụng gõ từ khoá để tìm kiếm. CJEU cho rằng chỉ trong trường hợp thứ ii) mới xuất hiện khả năng gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu của Louis Vuitton. Đồng thời, việc xuất hiện AdWords trong trường hợp này cũng chưa đủ để làm mất chức năng phân biệt của nhãn hiệu bởi vì nó không tạo ra khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

 

Ngoài ra, mặc dù Google có lợi nhuận từ việc cho sử dụng “từ khoá” để hiển thị AdWords, tuy nhiên CJEU cho rằng, Google đã không “sử dụng” trực tiếp nhãn hiệu đang được bảo hộ, do đó không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Google chỉ là người tạo ra “sân chơi” cho các hoạt động quảng cáo đó. Do đó, Google không xâm phạm quyền nhãn hiệu của Louis Vuitton.

 

Trách nhiệm của người quảng cáo?

Theo quan điểm của CJEU, người quảng cáo nhắm đích đến người tiêu dùng Châu âu có khả năng bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khi họ mua “từ khoá” là nhãn hiệu đang được bảo hộ của bên thứ ba nếu:

 

- Thứ nhất: Việc sử dụng không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu

- Thứ hai, Sử dụng vì mục đích thương mại

- Thứ ba, việc sử dụng tương tự gây nhầm lẫn với hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Thứ tư, Việc sử dụng ảnh hưởng đến chức năng phân biệt nguồn gốc hàng sản phẩm của nhãn hiệu.

 

Một số vụ tương tự như: Interflora vs M&S, O2 vs Hutchison và vụ Canon vs MGM.

 

Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến tình huống này?

Theo pháp luật Việt Nam, trách nhiệm pháp lý của người quảng cáo và Google có thể điều chỉnh tại các Luật sau:

- Luật Sở hữu Trí tuệ

- Luật Quảng cáo

- Luật Công nghệ Thông tin

- Luật Giao dịch Điện tử

- Luật Bảo vệ Quyền lợi Người Tiêu dùng

 

Đây là một trong những trường hợp khó, đến thời điểm này chưa có vụ tranh chấp tương tự tại Toà án Việt Nam. Chúng tôi rất mong nhận được những bình luận khoa học liên quan tới những tình huống tương tự nêu trên.

 

Pham & Associates


Các bài viết khác