Logo

Hợp đồng thầu phụ - Quan hệ ẩn chứa nhiều rủi ro

19/02/2014

Trong vài năm trở lại đây, các nhà thầu (NT) trong nước đã bị các NT nước ngoài cạnh tranh mạnh và các NT trong nước bị mất thị trường ngay tại "sân nhà" của mình. Theo tính toán của Bộ Công Thương, gần đây có khoảng 90% các gói thầu EPC (Engineering, Procurement and Construction contract - Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) thuộc các lĩnh vực quan trọng như khai khoáng, xây dựng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, điện... đều do các NT nước ngoài làm tổng thầu.

Trong vài năm trở lại đây, các nhà thầu (NT) trong nước đã bị các NT nước ngoài cạnh tranh mạnh và các NT trong nước bị mất thị trường ngay tại "sân nhà" của mình. Theo tính toán của Bộ Công Thương, gần đây có khoảng 90% các gói thầu EPC (Engineering, Procurement and Construction contract - Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) thuộc các lĩnh vực quan trọng như khai khoáng, xây dựng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, điện... đều do các NT nước ngoài làm tổng thầu.

 

Trong đó, nhiều NT nước ngoài thuê NT trong nước làm thầu phụ với giá rẻ. Đây là thực trạng đáng buồn đối với NT trong nước. Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn là do hoạt động thiếu chuyên nghiệp, kinh nghiệm nên khi có tranh chấp, NT trong nước lại chịu nhiều thua thiệt. Ngoài ra, về mức độ quan tâm đến tính pháp lý của quan hệ hợp đồng (HĐ), nếu như NT nước ngoài thuê luật sư tư vấn trước khi đặt chân đến Việt Nam và hỗ trợ pháp lý trong suốt quá trình hoạt động thì ngược lại, NT trong nước thường thuê luật sư khi có tranh chấp phát sinh. Chính cách làm "không giống ai" này mà nhiều NT trong nước đã phải trả giá đắt.

 

Chia sẻ về vấn đề này, luật sư Lê Ngô Hoài Phong, Trưởng Chi nhánh Văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh tại Đà Nẵng cho rằng: "Trong quan hệ HĐ thầu phụ với NT chính nước ngoài thường chứa đựng nhiều rủi ro cho NT phụ, đặc biệt là về tiến độ, nghiệm thu, quyết toán, thanh toán. Bởi NT chính nước ngoài rất có kinh nghiệm trong việc ràng buộc HĐ và các HĐ thường dài, phức tạp, khó hiểu; trong quá trình thực hiện HĐ, họ biết lúc nào cần nói miệng và lúc nào cần dùng văn bản để có chứng cứ pháp lý. Do đó, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, NT phụ là doanh nghiệp trong nước cần: nghiên cứu HĐ một cách nghiêm túc trước khi ký, nếu thiếu năng lực và kinh nghiệm thì cần phải sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý; cần phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định của HĐ và tài liệu liên quan, trong các trường hợp khác thì trước khi thực hiện các bên cần phải thỏa thuận bằng văn bản".

 

Chi nhánh Văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh tại Đà Nẵng

Đường dây nóng hỗ trợ tư vấn: 0511.3600109


Các bài viết khác