Logo

Gìn giữ và phát triển các đặc sản Việt Nam bằng bảo hộ nhãn hiệu & chỉ dẫn địa lý

09/03/2015

Việt Nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới nên rất giàu về nông sản. Việt Nam đứng trong top đầu của thế giới về sản xuất và xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu … và dồi dào về trái cây, cây công nghiệp, thủy hải sản.

I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐẶC SẢN VIỆT NAM

1. Tình hình chung

 

Việt Nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới nên rất giàu về nông sản. Việt Nam đứng trong top đầu của thế giới về sản xuất và xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu … và dồi dào về trái cây, cây công nghiệp, thủy hải sản.

 

Việc xây dựng thương hiệu cho nông sản đã đạt được những kết quả nhất định trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy vậy vẫn còn nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức và địa phương chưa quan tâm đến việc bảo hộ SHTT cho nông sản và rất ít nhãn hiệu nông sản Việt Nam đạt được uy tín ở tầm quốc tế. Theo Bộ NN PTNT, có đến 90% lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu phải mang nhãn hiệu của nước ngoài.

 

Theo điều tra sơ bộ của Cục Sở hữu trí tuệ, trên toàn quốc có trên 800 sản phẩm nông – lâm – thủy sản có uy tín phân bố trên 720 địa phương khác nhau. Tuy vậy, mới chỉ có 38 Chỉ dẫn địa lý và khoảng 140 nhãn hiệu được đăng ký xác lập quyền và được bảo hộ pháp lý cho các đặc sản trên. Chỉ một số ít trong đó được tiến hành đăng ký bảo hộ ở nước ngoài. (Nước mắm PHÚ QUỐC, Vú sữa Lò Rèn VĨNH KIM, Cà phê BUÔN MÊ THUỘT, Nước Mắm PHAN THIẾT, Thanh Long BÌNH THUẬN…). Vì vậy, một số nhãn hiệu đặc sản Việt Nam bị lạm dụng hoặc chiếm đoạt ở nước ngoài (Nước mắm PHÚ QUỐC, cà phê BUÔN MÊ THUỘT, cà phê TRUNG NGUYÊN…). Một số trong đó phải mất nhiều thời gian và chi phí mới đòi lại được.

 

2. Yêu cầu đặt ra

Để tăng cường giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam, bên cạnh việc tăng cường thực hiện các biện pháp cần thiết thì việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho nông sản là rất cần thiết.

 

Một nông sản có uy tín hay đặc sản thường gắn liền với một đia danh xác định bởi phương pháp sản xuất truyền thống, giống cây con khác biệt, điều kiện địa lý đặc thù…

 

Cho đến nay nhiều nông sản đó chỉ được biết đến qua sự đánh giá của người tiêu dùng, qua truyền thông, qua truyền khẩu, thơ ca, hò vè mà thiếu sự công nhận chính thức và bảo hộ pháp lý cả trong nước và ngoài nước làm cơ sở vững chắc cho việc gìn giữ và phát triển sản phẩm.

 

Do đó, việc xây dựng, đăng ký bảo hộ và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho đặc sản trên cơ sở Luật Sở hữu trí tuệ là biện pháp quan trọng đáp ứng nhu cầu nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của nông sản.

 

II. CÁC HÌNH THỨC XÂY DỰNG VÀ BẢO HỘ SHTT CHO ĐẶC SẢN

Có 3 hình thức bảo hộ có thể áp dụng

-          Nhãn hiệu tập thể

-          Nhãn hiệu chứng nhận

-          Chỉ dẫn địa lý

 

1/ Nhãn hiệu tập thể

i/ Cơ sở pháp lý

- Nhãn hiệu tập thể thường là tên địa danh của một sản phẩm có uy tín liên quan đến địa danh đó do một tổ chức tập thể đứng ra đăng ký nhãn hiệu để dùng chung cho các thành viên của tập thể đó.

- Các thành viên được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể theo Quy chế sử dụng chung nhãn hiệu (bao gồm quy chế về đảm bảo tính chất, chất lượng chung, phương thức sử dụng nhãn hiệu, bao gói…).

- Tổ chức tập thể chủ nhãn hiệu tập thể luôn kiểm tra việc tuân thủ Quy chế sử dụng nhãn hiệu của các thành viên để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đáp ứng các yêu cầu quy định.

 

ii/ Điều kiện áp dụng

- Sản phẩm nông sản có uy tín, có thị trường và tiềm năng phát triển.

- Có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhưng về chất lượng, mẫu mã khác nhau và tồn tại hiện tượng sử dụng chỉ dẫn giả lừa dối người tiêu dùng.

- Các nhà sản xuất, kinh doanh tự nguyện tham gia trong một tổ chức tập thể chung để sản xuất và phát triển sản phẩm.

- Chính quyền địa phương có chủ trương phát triển sản phẩm, cho phép sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu (nếu có) hướng dẫn và hỗ trợ trong việc thành lập Tổ chức tập thể để đăng ký bảo hộ và quản lý Nhãn hiệu tập thể.

 

iii/ Ưu và nhược điểm

- Ưu điểm

·         Thủ tục chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể không quá phức tạp

·         Việc quản lý, kiểm soát việc thực hiện Quy chế sử dụng nhãn hiệu chủ yếu do chủ nhãn hiệu thực hiện trong nội bộ Tổ chức tập thể nên linh hoạt và đơn giản

- Nhược điểm

·         Số lượng người được sử dụng nhãn hiệu tập thể là hạn chế.Việc kết nạp thêm các thành viên mới được sử dụng nhãn hiệu tập thể thuận lợi hay không phụ thuộc vào chủ nhãn hiệu tập thể.

·         Các cơ sở pháp quy để kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu thường đơn giản (chủ yếu dựa trên Quy chế sử dụng chung nhãn hiệu) nên tính chất, chất lượng sản phẩm thường không được kiểm soát một cách chặt chẽ.

 

Một số ví dụ về Nhãn hiệu tập thể đang phát huy tác dụng:

CÁI MƠN

Các bài viết khác