Logo

Đánh giá xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (Design Patent) tại Hoa Kỳ

18/09/2015
Trong việc đánh giá xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp  các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng  việc đánh giá xâm phạm quyền đối với  kiểu dáng là thuộc loại khó khăn nhất. Ngoại trừ 2 kiểu dáng trùng nhau hoàn toàn, còn nếu tồn tại những điểm khác nhau giữa chúng thì luôn có sự tranh luận nhiều lúc dẫn đến các kết luận trái ngược nhau

       Trong việc đánh giá xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp  các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng  việc đánh giá xâm phạm quyền đối với  kiểu dáng là thuộc loại khó khăn nhất. Ngoại trừ 2 kiểu dáng trùng nhau hoàn toàn, còn nếu tồn tại những điểm khác nhau giữa chúng thì luôn có sự tranh luận nhiều lúc dẫn đến các kết luận trái ngược nhau. Chúng ta đã có những quy định cũng như thực tiễn trong việc xác định hành vi cũng như đối tượng xâm phạm quyền đối với kiểu dáng được bảo hộ tuy nhiên để thực hành chúng không phải luôn dễ dàng. Bài sau đây giới thiệu phương pháp mà luật pháp Hoa Kỳ vẫn áp dụng cho đến nay liên quan đến vân đề này để chúng ta cùng tham khảo và suy ngẫm.

 

 1. Các quan điểm chính của Luật Hoa Kỳ về đánh giá xâm phạm quyền đối với kiểu dáng

Phương thức đánh giá hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp được  áp dụng cho đến nay theo Luật Kiểu dáng công nghiệp của Hoa Kỳ được gọi là “ đánh giá của người quan sát trung bình” (ordinary obsever test) thực ra được Tòa Tối cao Hoa Kỳ xác lập từ năm 1871 trong vụ  công ty Gorham Co kiện cty White. Trong vụ đó các kiểu dáng được xem xét là chuôi thìa có chạm khắc, Tòa đã đưa ra nguyên tắc xác định một kiểu dáng xâm phạm quyền với một kiểu dáng được bảo hộ nếu:

“trong con mắt của một người quan sát trung bình, với sự chú ý như một người mua hàng thường có, thì hai kiểu dáng về cơ bản cũng là một”.

 

Trên quan điểm đó Tòa (1) bác yêu cầu phải xem xét xâm phạm kiểu dáng thông qua con mắt của các chuyên gia mà để sự quyết định cho một “người quan sát trung bình”; (2) bác việc đánh giá xâm phạm quyền đối với kiểu dáng cần sự xác định chính xác, mà chỉ đòi hỏi một sự đánh giá “về cơ bản” hình dạng của kiểu dáng; (3) khẳng định các kiểu dáng được bảo hộ chỉ nhằm mục đích làm tăng tính mỹ thuật trang trí của sản phẩm.

Gần đây trong các vụ xử xâm phạm kiểu dáng, Tòa Liên bang vẫn giữ nguyên tắc trên nhưng đưa thêm một số yêu cầu bổ sung, đó là:

- Cần so sánh thêm với các kiểu dáng có trước (prior- art).

- Kiểu dáng bị khiếu kiện phải được so sánh tổng thể với kiểu dáng được thể thể hiện trong các bản vẽ của Văn bằng.

 

2. Các ví dụ về xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

a) Gorham vs White (Tòa Tối cao Hoa Kỳ 1871)

Khi áp dụng nguyên tắc “người quan sát trung bình” Tòa Tối cao đã kết luận là kiểu dáng chuôi thìa của White xâm phạm quyền patent KD của Gorham

Các bài viết khác