Quyết định của EUIPO – BAN GIẢI QUYẾT PHẢN ĐỐI vụ ““HALLO WIN, LINK, hình” phản đối “HALLOWEEN NIGHT, hình” (1)
EUIPO – BAN GIẢI QUYẾT PHẢN ĐỐI
PHẢN ĐỐI Số B 3 160 892
Zitro International S.à r.l., 17, Boulevard Royal, 2449 Luxembourg, Luxembourg (Người Phản đối), được đại diện bởi Canela Patentes y Marcas, S.L., Girona, 148 1-2, 08037 Barcelona, Tây Ban Nha (đại diện chuyên nghiệp)
Chống lại
Novomatic AG, Wiener Str. 158, 2352 Gumpoldskirchen, Áo (Người nộp đơn), được đại diện bởi Geistwert - Kletzer Messner Mosing Schnider Schultes Rechtsanwälte OG, Linke Wienzeile 4/2/3, 1060 Wien, Áo (đại diện chuyên nghiệp).
Vào ngày 28/04/2023, Ban Giải quyết Phảnđối đã
PHÁN QUYẾT:
Phản đối số B 3 160 892 được giữ nguyên đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ đang tranh chấp.
Đơn đăng ký nhãn hiệu Liên minh Châu Âu số 18 560 207 bị từ chối toàn bộ.
Người nộp đơn chịu chi phí, xác định ở mức 620 EUR.
LÍ DO
Vào ngày 22/12/2021, Người phản đối đã nộp đơn phản đối tất cả hàng hóa và dịch vụ của đơn đăng ký nhãn hiệu Liên minh Châu Âu số 18 560 207 “HALLOWEEN NIGHT, hình”. Sự phản đối dựa trên đăng ký nhãn hiệu thương mại của Liên minh Châu Âu số 17 959 060 “HALLO WIN, LINK, hình”. Người phản đối viện dẫn Điều 8(1)(b) EUTMR.
KHẢ NĂNG GÂY NHẦM LẪN - ĐIỀU 8(1)(b) Quy chế Nhãn hiệu EU (EUTMR)
Khả năng gây nhầm lẫn sẽ có một khi công chúng có thể tin rằng hàng hóa hoặc dịch vụ được đề cập, với giả định rằng chúng mang nhãn hiệu được đề cập, đến từ cùng một công ty hoặc, tùy từng trường hợp, từ các liên kết kinh tế. Khả năng nhầm lẫn tồn tại hay không phụ thuộc vào sự đánh giá tổng thể về một số yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Những yếu tố này bao gồm sự tương tự của các dấu hiệu, sự tương tự của hàng hóa và dịch vụ, sự khâc biệt của nhãn hiệu có trước, các yếu tố mang tính chủ đạo và có tính khác biệt của các dấu hiệu xung đột, và công chúng liên quan.
a) Các hàng hóa và các dịch vụ
Ban Giải quyết Phản đối đã dẫn ra cụ thể danh mục hàng hóa mang hai nhãn hiệu có trước và nhãn hiệu bị phản đối .ở các Nhóm 09, Nhóm 28, Nhóm 41; so sánh kỹ và kết luận rằng chúng tương tự, ở mức độ trung bình đến trên trung bình.
(Để rút ngắn bài viết chúng tôi không nêu cụ thể ở đây)
b) Công chúng liên quan - mức độ chú ý của họ
Người tiêu dùng bình thường (hay còn gói là người tiêu dùng trung bình – thuật ngữ để phân biệt với những người tiêu dùng là chuyên gia, hiểu biết sâu về sản phẩm) của danh mục sản phẩm liên quan được coi là có đủ thông tin và có khả năng quan sát và có sự thận trọng hợp lý [khi chọn mua sản phẩm]. Cũng cần lưu ý rằng mức độ chú ý của người tiêu dùng bình thường có thể thay đổi tùy theo loại hàng hóa hoặc dịch vụ được đề cập.
Trong trường hợp hiện tại, hàng hóa và dịch vụ được cho là giống hệt và tương tự nhau (ở các mức độ khác nhau) được hướng tới công chúng nói chung và cả các chuyên gia có kiến thức hoặc chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như các chuyên gia công nghệ thông tin. Mức độ chú ý thay đổi từ trung bình đến trên trung bình tùy thuộc vào tính chất chính xác, mức độ tinh vi và giá cả của hàng hóa và dịch vụ liên quan.
c) Các nhãn hiệu
Lãnh thổ liên quan là Liên minh Châu Âu.
Việc đánh giá tổng thể về sự tương tự về hình ảnh, âm thanh hoặc khái niệm của nhãn hiệu được đề cập phải dựa trên ấn tượng tổng thể do nhãn hiệu mang lại, đặc biệt lưu ý đến các thành phần nổi bật và khác biệt của chúng (11/11/1997, C-251 /95, Sabèl, EU:C:1997:528, § 23).
Tính nhất thể (unitary) của nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu có nghĩa là nhãn hiệu có trước của Liên minh Châu Âu mà người phản đối có thể dựa vào để tiến hành các thủ tục phản đối bất kỳ đơn đăng ký nhãn hiệu nào của Liên minh Châu Âu có ảnh hưởng bất lợi đến việc bảo hộ nhãn hiệu đầu tiên, ngay cả khi chỉ liên quan đến nhận thức của người tiêu dùng tại một phần của Liên minh Châu Âu (18/09/2008, C-514/06 P, Armafoam, EU:C:2008:511, § 57). Do đó, chỉ khả năng gây nhầm lẫn cho một bộ phận công chúng có liên quan của Liên minh Châu Âu cũng đủ để từ chối đơn đăng ký đang tranh chấp.
Thành phần chữ 'HALLO' và 'WIN' của nhãn hiệu có trước có ý nghĩa ở một số vùng lãnh thổ, ví dụ như ở những nơi có thể hiểu được tiếng Anh. Tuy nhiên, đối với một bộ phận đáng kể người tiêu dùng không nói tiếng Anh ở Liên minh Châu Âu, chẳng hạn như đối với ít nhất một bộ phận người nói tiếng Tây Ban Nha và Ý, sự kết hợp của các yếu tố chữ 'HALLO' và 'WIN' rất có thể sẽ được coi là một lỗi chính tả hoặc một cách chơi chữ của thuật ngữ 'HALLOWEEN', đề cập đến việc hóa trang và các trò gian trá - hoặc-cuộc vui ngoài trời lliên quan đến lễ kỷ niệm Ngày Các Thánh, cũng được thực hiện ở Ý và Tây Ban Nha. Ở nhiều nơi thuộc Liên minh Châu Âu, nó đã trở nên rất phổ biến như một lễ kỷ niệm mang tính thương mại và thế tục hơn được 'bay đến' từ Hoa Kỳ. Ngày nay, Halloween là một lễ kỷ niệm nổi tiếng trên toàn Liên minh Châu Âu. Hơn nữa, công chúng nói tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha có thể không nhận thức đầy đủ về cách viết đúng chính tả của từ tiếng Anh đó (15/10/2020, R 621/2020-4, HALLOWEEN JACK (hình) / HALLO WIN (hình 2) et al.). Màu vàng và cam tô điểm của các thành phần ngôn từ 'HALLO' và 'WIN' củng cố thêm nhận thức đó vì lễ kỷ niệm Halloween thường liên quan đến cái gọi là Jack-o'-lantern, một chiếc đèn lồng làm từ quả bí ngô, được thắp sáng từ bên trong bởi một cây nến.
Do đó, Ban Giải quyết Phản đối nhận thấy việc tập trung so sánh các dấu hiệu nhằm vào bộ phận công chúng nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý là phù hợp. Khi xem xét các hàng hóa và dịch vụ liên quan, yếu tố này được coi là có khả năng phân biệt.
Chữ 'LINK' ở nhãn hiệu có trước có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) và nó dùng để chỉ các siêu liên kết - các liên kết kết nối các máy chủ dữ liệu khác nhau trên internet. Ý nghĩa cụ thể đó rõ ràng ngay cả đối với bộ phận công chúng không nói tiếng Anh, đối với các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin (26/10/2000, T 345/99, Trustedlink, EU:T:2000:246, § 35 ). Lưu ý rằng một số hàng hóa liên quan trong Nhóm 9 là CNTT hoặc hàng hóa liên quan đến CNTT và hàng hóa liên quan trong Nhóm 28 là trò chơi và máy chơi game/cờ bạc mà có thể cần phải có siêu liên kết để hoạt động, yếu tố này có khả năng phân biệt hạn chế liên quan đến những hàng hóa này. Đối với những hàng hóa liên quan còn lại, từ ‘LINK’ có thể được hiểu theo nghĩa là những hàng hóa này kết nối hoặc có thể được kết nối với bộ máy, thiết bị hoặc cơ chế khác. Xét đến điều này, tính phân biệt của yếu tố ‘LINK’ cũng bị hạn chế đối với những hàng hóa còn lại này.
Yếu tố chữ “ZITRO” của nhãn hiệu có trước, mặc dù vô nghĩa và có khả năng phân biệt, nhưng không đáng kể do kích thước rất nhỏ và phông chữ tiêu chuẩn, do đó thuật ngữ này thậm chí sẽ hoàn toàn không được chú ý trong toàn bộ dấu hiệu (22/02/2018, T-210/17, Triple Turbo / Zitro Turbo 2, EU:T:2018:91, § 35).
Do đó, các yếu tố chủ đạo của nhãn hiệu có trước gồm các yếu tố ‘HALLO’ và ‘WIN’ do vị trí, kiểu chữ và kích thước của chúng.
Trong dấu hiệu bị phản đối, cả hai từ 'HALLOWEEN' và 'NIGHT' đều có liên quan về mặt hình ảnh, mặc dù 'HALLOWEEN' xuất hiện ở vị trí đầu tiên và có số chữ cái gần gấp đôi so với 'NIGHT'. Cả hai thuật ngữ như vậy đều có tính phân biệt. 'HALLOWEEN' sẽ được hiểu như mô tả ở trên và từ”NIGHT”- (“ĐÊM”) là vô nghĩa đối với công chúng đang được đánh giá.
Các yếu tố hình của dấu hiệu bị phản đối, con nhện và mạng nhện, không có mối liên hệ nào với hàng hóa và dịch vụ liên quan. Vì vậy, chúng có khả năng phân biệt ở mức độ bình thường. Thêm vào đó, chúng chỉ củng cố khái niệm của yếu tố chữ ‘HALLOWEEN’ của dấu hiệu như một trong những biểu tượng Halloween được sử dụng thường xuyên nhất. Trong mọi trường hợp, khi các dấu hiệu bao gồm cả thành phần chữ và hình ảnh, về nguyên tắc, thành phần chữ của dấu hiệu thường có tác động mạnh mẽ hơn đến người tiêu dùng vì công chúng sẽ dễ dàng nhắc đến các dấu hiệu được đề cập bằng yếu tố chữ hơn là bằng các yếu tố hình (14/07/2005, T 312/03, Selenium-Ace / SELENIUM SPezIAL A-C-E (hình), EU:T:2005:289, § 37).
Dấu hiệu bị phản đối không có yếu tố nổi bật về mặt thị giác.
Nhìn bề ngoài, các dấu hiệu trùng khớp theo chuỗi các chữ cái 'HALLOW*/**N', tạo thành các yếu tố đồng-chủ đạo của cả hai dấu hiệu. Chúng khác nhau ở các chữ cái ‘I’/’EE’, khoảng cách giữa hai yếu tố chữ của nhãn hiệu có trước, cũng như ở màu sắc trang trí và cách điệu cũng như các yếu tố hình của dấu hiệu bị phản đối.
Cho dù các từ đưa thêm vào, cụ thể là ‘LINK’ trong nhãn hiệu có trước và ‘NIGHT’ trong dấu hiệu bị phản đối có liên quan về mặt hình ảnh, nhưng sự trùng hợp với nhãn hiệu có trước xuất hiện trong yếu tố đầu tiên ‘HALLOWEEN’. Cần nhắc lại rằng người tiêu dùng thường chú ý nhiều hơn đến phần đầu của nhãn hiệu (09/09/2019, T-680/18, Lumin8, EU:T:2019:565, § 35).
Yếu tố chữ nhỏ ‘ZITRO’, như đã giải thích ở trên, có vai trò không đáng kể trong cảm nhận tổng thể về nhãn hiệu có trước.
Theo quan điểm trên, các dấu hiệu tương tự như mức độ trung bình.
Về mặt âm thanh, ít nhất là đối với một bộ phận đáng kể công chúng nói tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha, các yếu tố chữ 'HALLOWEEN' và 'HALLO WIN' sẽ được phát âm theo cách rất giống nhau và gần như giống hệt nhau. Cách phát âm và âm thanh của các các từ thứ hai của cả hai dấu hiệu - tương ứng là 'LINK' và 'NIGHT ' là khác nhau. Yếu tố 'ZITRO' khó có thể được phát âm do kích thước không đáng kể trong thành phần của nhãn hiệu có trước (22/02/2018, T-210/17, Triple Turbo / Zitro Turbo 2, EU:T:2018:91, § 57). Các yếu tố hình trong dấu hiệu bị phản đối không được đánh giá bằng thính giác.
Do đó, các dấu hiệu về mặt âm thanh tương tự nhau ở mức độ trung bình.
Về mặt khái niệm/ý nghĩa, việc tham chiếu được thực hiện dựa trên các khẳng định trước đó liên quan đến ý nghĩa (nội dung ngữ nghĩa) được truyền tải bởi nhãn hiệu. Như đã lý giải ở trên, các yếu tố chữ “HALLOWEEN”' và “HALLO WIN”' truyền tải cùng một khái niệm về Halloween bởi một bộ phận đáng kể công chúng nói tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha. Khái niệm này được củng cố bởi các yếu tố tượng hình của dấu hiệu bị phản đối mô tả một con nhện và một mạng nhện. Từ 'NIGHT' là vô nghĩa đối với công chúng có liên quan, cũng như từ 'ZITRO' không đáng kể ở nhãn hiệu có trước. Về mặt khái niệm/ý nghĩa, yếu tố ‘LINK’ là thứ yếu so với từ chủ đạo trong nhãn hiệu có trước và khả năng phân biệt của nó cũng hạn chế.
Do đó, các dấu hiệu về mặt khái niệm tương tự như mức độ trên trung bình.
d) Khả năng phân biệt của dấu hiệu có trước
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu có trước là một trong những yếu tố cần được tính đến khi đánh giá tổng thể về khả năng gây nhầm lẫn.
Người phản đối không tuyên bố một cách rõ ràng rằng nhãn hiệu của nó có khả năng phân biệt đặc biệt do được sử dụng rộng rãi hoặc danh tiếng.
Do đó, việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu có trước sẽ dựa trên bản chất khả năng phân biệt của nó. Trong trường hợp hiện tại, toàn bộ nhãn hiệu có trước không có ý nghĩa đối với bất kỳ hàng hóa nào được đề cập từ góc độ của công chúng trong lãnh thổ liên quan. Vì vậy, khả năng phân biệt của nhãn hiệu có trước xét về tổng thể phải được coi là bình thường, dù có sự hiện diện của yếu tố thứ yếu trong nhãn hiệu như đã nêu ở mục c) của quyết định này.
e) Đánh giá tổng thể, các lập luận và kết luận khác
Việc đánh giá khả năng gây nhầm lẫn ngụ ý sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố liên quan và đặc biệt là sự tương đồng giữa nhãn hiệu và giữa hàng hóa hoặc dịch vụ. Do đó, mức độ tương tự thấp hơn giữa hàng hóa và dịch vụ có thể được bù đắp bằng mức độ tương tự lớn hơn giữa các nhãn hiệu và ngược lại (29/09/1998, C 39/97, Canon, EU:C:1998:442, § 17 ).
Hàng hóa và dịch vụ được phát hiện giống hệt hoặc (ít nhất) tương tự (ở các mức độ khác nhau). Mức độ chú ý của người tiêu dùng thay đổi từ trung bình đến trên trung bình. Các dấu hiệu tương tự về mặt hình ảnh và âm thanh ở mức độ trung bình và về mặt khái niệm ở mức độ trên trung bình.
Xét đến nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau và sự tương đồng tổng thể giữa các dấu hiệu, cũng cần lưu ý đến mức độ bình thường của khả năng phân biệt của nhãn hiệu có trước, có khả năng là một bộ phận đáng kể công chúng nói tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha, thậm chí nếu chú ý hơn, có thể bị dẫn đến tin rằng hàng hóa và dịch vụ liên quan đến từ các doanh nghiệp giống nhau hoặc chúng có liên kết về kinh tế. Hơn nữa, mức độ tương tự về khái niệm/ý nghĩa trên mức trung bình đặc biệt giữa các dấu hiệu rõ ràng là đủ để bù đắp cho mức độ tương tự thấp giữa một số hàng hóa và dịch vụ.
Ngay cả đối với công chúng có mức độ chú ý cao, thực tế vẫn là các thành viên của công chúng liên quan hiếm khi có cơ hội so sánh trực tiếp các nhãn hiệu khác nhau và do đó phải dựa vào trí nhớ không hoàn hảo của họ về chúng (19/04/2016 , T-326/14, Hot Joker / Joker, EU:T:2016:221, § 80; 28/05/2020, T-333/19,, EU:T:2020:232, § 59 ).
Xem xét tất cả những điều trên, có thể có sự nhầm lẫn về phía công chúng nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý. Như đã nêu ở trên trong phần c) của quyết định này, tức là khả năng gây nhầm lẫn nếu chỉ xảy ra cho một bộ phận công chúng có liên quan cũng đủ để từ chối đơn đăng ký đang bị phản đối.
Do đó, việc phản đối là có căn cứ dựa trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu Liên minh Châu Âu số 17 959 060 của người phản đối. Theo đó, nhãn hiệu bị phản đối phải bị từ chối đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ bị phản đối.
Theo Điều 109(1) EUTMR, bên thua kiện trong thủ tục phản đối phải chịu các khoản phí và chi phí mà bên kia phải chịu.
Vì người nộp đơn (đăng ký nhãn hiệu) là bên thua kiện nên phải chịu phí phản đối cũng như các chi phí mà người phản đối phải gánh chịu trong quá trình tố tụng.
Theo Điều 109(1) và (7) EUTMR và Điều 18(1)(c)(i) EUTMIR, chi phí phải trả cho đối phương là phí phản đối và chi phí đại diện, được xác định dựa trên cơ sở của mức lãi suất tối đa được quy định trong đó.
Ban Giải quyết Phản đối
Michaela POLJOVKOVA |
Chantal VAN RIEL |