Logo

Công bố Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam

07/11/2022

Chỉ dẫn Địa lý (CDĐL) là một đối tượng sở hữu trí tuệ đặc biệt; là tài sản trí tuệ của tập thể của cộng đồng những người dân địa phương tại một  khu vực địa lý cụ thể, gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa và phương thức sản xuất độc đáo trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đó.

Đến nay (2022) Việt Nam đã bảo hộ 120 chỉ dẫn địa lý (CDĐL), bao gồm 108 CDĐL của Việt Nam và 12 CDĐL của nước ngoài (không tính đến các CDĐL của nước ngoài được bảo hộ theo các điều ước quốc tế). Trong số đó, có thể kể đến một số CDĐL được bảo hộ ở nước ngoài nổi bật như "Phú Quốc" cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ ở EU; "Bình Thuận" cho sản phẩm quả thanh long và "Lục Ngạn" cho sản phẩm quả vải thiều được bảo hộ ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, do thiếu một dấu hiệu nhận biết chung cho các CDĐL đã được bảo hộ ở Việt Nam dẫn đến một số khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc, quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

Trên bối cảnh đó, năm 2020 Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai thực hiện dự án "Thiết kế Biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia để đáp ứng các nhu cầu nói trên. Nhiều bản thiết kế đã tham gia dự án và biểu trưng dưới đây đã được lựa chọn là Biểu trưng CDĐL quốc gia và được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) công bố ngày 28/10/2022, 

Ảnh: Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam

 Việc xây dựng Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia là một trong những mục tiêu mà Việt Nam đã đề ra tại Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030./.
 

 

 

Các bài viết khác