Logo

Đia vị pháp lý của nhãn hiệu định vị

19/06/2024
Bài viết thể hiện quan điểm của các luật sư tại công ty luật ZeusIP, Ấn độ, về nhãn hiệu định vị và chỉ mang tính thông tin.

Có rất nhiều thương hiệu đã đạt được sự nổi tiếng và sự khác biệt dựa trên cách gắn nhãn hiệu và logo trên sản phẩm của họ. Nhưng bạn có biết rằng những thương hiệu này có quyền yêu cầu độc quyền định vị nhãn mác của mình trên sản phẩm? Điều đó liên quan tới phạm trù “nhãn hiệu định vị” (“position mark”), thuộc danh mục các nhãn hiệu phi truyền thống (“unconventional trademarks”), cho phép chủ sở hữu yêu cầu các quyền đối với cách gắn nhãn của họ trên sản phẩm, dựa trên tính khác biệt của nó. Tuy nhiên, tính hợp pháp của nhãn hiệu vị trí vẫn còn tương đối mới và chưa được các cơ quan pháp lý trên thế giới nghiên cứu đầy đủ.

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) định nghĩa “nhãn hiệu định vị” là “dấu hiệu, được thể hiện bằng đồ họa, được định vị trên một bộ phận cụ thể của sản phẩm với kích thước không đổi hoặc tỷ lệ cụ thể so với sản phẩm'[1] Do đó, nhãn hiệu định vị bao gồm hai khía cạnh - bản thân nhãn hiệu và vị trí gắn/đặt nhãn hiệu trên sản phẩm. Nói cách khác, WIPO công nhận nhãn hiệu định vị là “phần tử cố định có kích thước giống hệt nhau được đặt trên sản phẩm ở một vị trí cố định”. Vì đơn đăng ký nhãn hiệu định vị chủ yếu dựa vào vị trí mà nhãn hiệu được gắn/đặt trên sản phẩm nên yêu cầu quan trọng nhất là phải mô tả chi tiết về vị trí này. Cần lưu ý rằng nhãn hiệu định vị có thể sẽ không được đăng ký nếu phần mô tả chỉ ra rằng vị trí của nhãn hiệu trên sản phẩm có thể thay đổi. Để yêu cầu độc quyền về vị trí của nhãn hiệu định vị, người nộp đơn phải chứng minh thực tế rằng logo cùng với vị trí của nó trên sản phẩm của họ đủ khả năng phân biệt để đóng vai trò là chỉ dấu nguồn gốc sản phẩm. 

Thật thú vị khi để ý tới việc các cơ quan xét xử đã quyết định thế nào về khả năng  phân biệt của một nhãn hiệu định vị. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình đã được thảo luận với mục đích để có được bức tranh rõ hơn về đề này (hình vẽ bao gồm nhãn hiệu và vị trí gắn nhãn hiệu):


 

 

 

 



Các nghiên cứu điển hình nói trên chỉ nhằm tiếp tục chứng minh khả năng phân biệt của một nhãn hiệu định vị phụ thuộc thế nào vào quyết định của các thẩm phán và do đó thường thay đổi tùy theo từng trường hợp. Người ta thấy rằng các tòa án đang do dự trong việc chấp nhận khả năng  một nhãn hiệu định vị “đã có được tính phân biệt [thông qua việc sử dụng thực tế]”; tuy nhiên, xu hướng đó dường như đang thay đổi. Vụ Shoe Branding Europe BVBA kiện Adidas and OHIM là một trong những cuộc chiến pháp lý kéo dài nhất cho thấy tòa án chấp nhận tính hợp lệ của nguyên tắc “có được khả năng phân biệt' qua sử dụng.

Vụ án này được coi là một trong những bản án mang tính bước ngoặt trong lĩnh vực nhãn hiệu phi truyền thống, cụ thể hơn là nhãn hiệu định vị. Adidas đã đệ đơn phản đối BVBA (một công ty sản xuất giày của Đức) cho rằng đơn đăng ký nhãn hiệu của họ cho 'thiết kế 2 sọc' dành cho giày dép, (hình 1) là “tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu “3 sọc” đã được đăng ký trước đó và nổi tiếng của Adidas (hình 2). Hình ảnh thể hiện các nhãn hiệu cạnh tranh như sau:

 

Hội đồng xét xử phản đối của OHIM cuối cùng đã quyết định rằng hai nhãn hiệu này có thể được phân biệt dựa trên sự khác biệt về độ nghiêng/khoảng cách giữa các sọc. Tuy nhiên, Adidas đã kháng cáo quyết định này trước Tòa án chung EU, sau đó tòa án phản đối rằng ba sọc được Adidas sử dụng rộng rãi trên thực tế đã có được sự khác biệt và do đó, thiết kế hai sọc của BVBA chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của Adidas. Tiếp tục chuỗi kháng cáo dài, BVBA kháng cáo lên Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu nhưng vô ích. BVBA đã không ngừng nghỉ và quyết tâm đánh bại Adidas để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong tương lai, BVBA đã đệ đơn kiện độc lập trước EUIPO thách thức khả năng đăng ký của nhãn hiệu 3 sọc của Adidas, cho rằng nhãn hiệu này thiếu khả năng phân biệt và các đặc điểm của chỉ dấu nguồn gốc sản phẩm. Cuối cùng, BVBA đã thắng kiện, trong đó nhãn hiệu 3 sọc của Adidas được phán quyết là “nhãn hiệu hình thông thường” chứ không phải là một mẫu đặc biệt. Adidas không thể chứng minh rằng [nhãn hiệu] của họ đã có được tính khác biệt [thông qua sử dụng]ở tất cả các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và do đó, việc đăng ký nhãn hiệu 3 sọc của họ đã bị hủy bỏ vào năm 2019.

Mặc dù khái niệm nhãn hiệu định vị đã có từ lâu và vẫn đang phát triển nhưng nó vẫn còn ở giai đoạn sơ khai ở Ấn Độ. Từ các trường hợp nói trên, chúng tôi nhận thấy EUIPO đã có thể khám phá nhiều khía cạnh của nhãn hiệu định vị như thế nào và phạm vi pháp lý của nhãn hiệu phi truyền thống đang mở rộng theo từng trường hợp thành công.

Nguồn: https://www.zeusip.com/legal-standing-of-position-trade-marks.html

 


[1] “position trademark” as “a sign, represented graphically, positioned on a particular part of a product in a constant size or particular proportion to the product”.

Các bài viết khác