I. Quy tắc chung: Dấu hiệu mô tả không được bảo hộ
Các dấu hiệu chỉ mô tả đặc tính, công dụng, thành phần, nơi sản xuất... của hàng hóa/dịch vụ bị coi là dấu hiệu không có khả năng phân biệt và sẽ không được bảo hộ là nhãn hiệu.
Ví dụ: “Sweet” cho kẹo, “Fast Delivery” cho dịch vụ chuyển phát.
Căn cứ pháp lý:
• Việt Nam: Điều 74.2(b), (c) Luật SHTT 2005 (sửa đổi 2022)
• EU: Điều 7(1)(c) Quy chế Nhãn hiệu (EUTMR)
• Hoa Kỳ: §2(e)(1) Lanham Act, hay còn gọi là Đạo luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ năm 1946,
II. Ngoại lệ: Được bảo hộ nếu dấu hiệu đã đạt được tính phân biệt thứ cấp (secondary meaning)
Điều kiện:
Tiêu chí |
Lý do/cơ sở để đánh giá |
Sử dụng lâu dài & liên tục |
Đã được sử dụng nhất quán trên thị trường, thường trên 5 năm |
Chiến dịch quảng bá mạnh |
Slogan/dấu hiệu gắn liền với thương hiệu thông qua truyền thông |
Người tiêu dùng nhận biết |
Có khảo sát/đánh giá cho thấy người tiêu dùng gắn dấu hiệu với một doanh nghiệp cụ thể |
Không quá mô tả hiển nhiên |
Không nằm trong nhóm loại trừ tuyệt đối như tên gọi thông dụng |
• Việt Nam: Cho phép bảo hộ nếu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu (Điều 74.2(a)
• Mỹ: Acquired distinctiveness (§2(f) Lanham Act)
• EU: Article 7(3) EUTMR
III. Phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu mang tính mô tả (đã đạt được tính phân biệt thứ cấp)
- Phạm vi hẹp, chỉ bảo hộ cho cách thể hiện cụ thể.
- Phải duy trì sử dụng nhất quán và không thay đổi hình thức thể hiện.
- Không ngăn cản người khác sử dụng từ mô tả nếu dùng trung thực (fair use).
- Khó thực thi nếu chỉ mô tả và bên khác dùng hợp lý hoặc dùng hình thức khác biệt.
IV. Dấu hiệu không bao giờ được bảo hộ – Bất kể việc sử dụng
Loại dấu hiệu |
Ví dụ |
Lý do từ chối |
Tên gọi thông dụng chung |
Milk cho sữa, Laptop cho máy tính |
Không thể là dấu hiệu phân biệt nguồn gốc của sản phẩm |
Từ chỉ chức năng |
100% Natural, Low Cost |
Chỉ mang tính mô tả quảng bá |
Đơn vị đo lường |
500ml, 4K |
Thông tin bắt buộc hoặc mô tả kỹ thuật |
Hình dạng phổ biến |
Hình bánh mì tròn, chai PET thông thường |
Thuộc miền công cộng (public domain) |
Minh họa thực tiễn:
• Trường hợp 1: “Quán NGON” - Dấu hiệu 'NGON' tuy mang tính mô tả nhưng được sử dụng độc lập, nổi bật, đóng vai trò trung tâm trong nhận diện thương mại. Nếu chứng minh được là đã sử dụng lâu dài và được người tiêu dùng nhận biết như một chỉ dẫn thương mại, có thể được xem xét bảo hộ với lý do “…đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu – hay nói cách khác đã đạt được tính phân biệt - “secondary meaning”.
• Trường hợp 2 – “Quán Zìn Ký / Ngon”: Dấu hiệu 'Ngon' chỉ xuất hiện ở dòng phụ, đi kèm với nhãn hiệu chính 'Zìn Ký' mang tính phân biệt. Trong trường hợp này, 'Ngon' chỉ mang chức năng mô tả chất lượng món ăn và không thực hiện chức năng nhận diện thương mại độc lập. Dù được sử dụng lâu dài, dấu hiệu 'Ngon' trong hoàn cảnh này không thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Đây là ví dụ điển hình cho trường hợp dấu hiệu mô tả không bao giờ được bảo hộ – do thiếu chức năng phân biệt độc lập và luôn gắn liền với dấu hiệu khác mang tính phân biệt./.
V. Kết luận
Hệ thống nhãn hiệu tại Việt Nam, Hoa Kỳ, EU và các nước khác đều tuân thủ nguyên tắc rằng các dấu hiệu chỉ mang tính mô tả hoặc chung chung không đủ điều kiện được bảo hộ là nhãn hiệu trừ phi nó đã đạt được tính phân biệt qua sử dụng thực tế. Tuy nhiên, một số dấu hiệu mang tính mô tả hoàn toàn như tên gọi thông dụng, đơn vị đo lường... vẫn bị loại trừ tuyệt đối. Chủ đơn nên kết hợp dấu hiệu mô tả với yếu tố thiết kế/tổ hợp độc đáo để tăng khả năng bảo hộ./.