Khoảng hơn chục năm trở về trước, rất nhiều các sản phẩm của Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Việt Nam như gạo, sữa, bánh kẹo, cao su và đặc biệt là các loại xe máy “nhái” kiểu dáng Honda (xe copy)... Tuy nhiên, hiện nay các loại xe copy này hầu như đã không còn đất sống trên thị trường.
Khoảng hơn chục năm trở về trước, rất nhiều các sản phẩm của Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Việt Nam như gạo, sữa, bánh kẹo, cao su và đặc biệt là các loại xe máy “nhái” kiểu dáng Honda (xe copy)... Tuy nhiên, hiện nay các loại xe copy này hầu như đã không còn đất sống trên thị trường.
Thời kỳ đầu là giai đoạn đổ bộ của các loại xe có xuất xứ từ Trung Quốc như Longcin nhái kiểu dáng của các loại xe Wave α và Dream được nhập khẩu trực tiếp. Sau đó, các xe máy copy được sản xuất và lắp ráp ngay tại trong nước và bắt đầu nhái hàng loạt các kiểu dáng xe ăn khách khác của Honda như Wave RS, Future Neo, Click, Air Blade…
Để đối phó với vấn nạn xe máy xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Công ty Honda đã xây dựng một chiến lược bài bản, dài hơi chống lại các hành vi xâm phạm. Giai đoạn trước năm 2007, Honda chủ yếu tiến hành các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục thuyết phục với các đối tượng sản xuất và kinh doanh xe máy copy trên toàn quốc, trong đó tập trung vào các tỉnh trọng điểm đặt ra trong năm kế hoạch; tập huấn kiến thức về sở hữu trí tuệ cho các cơ quan chức năng. Giai đoạn từ năm 2007-2011 là đỉnh điểm của các chiến dịch xử lý các hành vi xâm phạm từ khâu lưu thông, buôn bán đến nhà sản xuất. Trong giai đoạn này, số lượng xe vi phạm bị xử lý trên dưới 5000 xe một năm. Có thời điểm, Honda đề ra kế hoạch xử lý 1000 xe trong một tháng.