Logo

Ai giám định trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ?

22/07/2014

Hoạt động giám định về quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 201 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 (Sửa đổi năm 2009). Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức giám định sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Trong thực tế, khi cần xác định, kết luận một hành vi trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam, các cơ quan chức năng (kể cả Toà án) thường sử dụng kết quả giám định làm căn cứ pháp lý để đưa ra quyết định của mình.

Hoạt động giám định về quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 201 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 (Sửa đổi năm 2009). Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức giám định sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Trong thực tế, khi cần xác định, kết luận một hành vi trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam, các cơ quan chức năng (kể cả Toà án) thường sử dụng kết quả giám định làm căn cứ pháp lý để đưa ra quyết định của mình.

 

Ai giám định sở hữu trí tuệ?

 

Giám định sở hữu công nghiệp: Hiện tại, duy nhất chỉ có Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ là tổ chức có chức năng giám định về quyền sở hữu công nghiệp cho các đối tượng sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, Viện Khoa học SHTT lại không giám định hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc này cũng đã gây khó khăn trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Để khắc phục tình trạng này, trong nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng thường hỏi ý kiến chuyên môn từ Cục SHTT.

 

 

Giám định quyền tác giả và quyền liên quan: Mặc dù Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một tổ chức nào có chức năng thực hiện giám định. Điều này đã gây khó khăn rất nhiều cho tổ chức và cá nhân và các cơ quan chức năng như trường hợp một vụ việc cụ thể như sau:

 

Tháng 6-2012, Toà án nhân dân TP ĐN thụ lý vụ tranh chấp hợp đồng và quyền sở hữu trí tuệ là phần mềm hệ thống website giữa Công ty TNHH ĐT (nguyên đơn) với Công ty TNHH QS.

 

Theo đơn khởi kiện, Công ty ĐT và Công ty QS đã ký hợp đồng thiết kế xây dựng và cung cấp website với giá khoảng 700 triệu đồng. Đến tháng 6-2012, hai bên xảy ra tranh chấp về chất lượng sản phẩm nên Công ty ĐT đã khởi kiện đòi lại hơn 200 triệu đồng đã thanh toán cho Công ty QS trước đó.

 

Công ty QS lại cho rằng Công ty ĐT đã sử dụng trái phép sản phẩm phần mềm thuộc bản quyền sở hữu trí tuệ của mình. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Công ty QGS đã yêu cầu trưng cầu giám định đối với phần mềm website mà Công ty ĐT đang sử dụng.

 

Tháng 1-2013, TAND TP ĐN đã ba lần gửi công văn đề nghị Cục Bản quyền Tác giả giám định, tháng 6-2013, Cục Bản quyền Tác giả mới có công văn trả lời là đến nay chưa có tổ chức giám định quyền tác giả mà tòa có thể trưng cầu.

 

Cuối cùng, Toà án đành sử dụng một số chuyên gia tin học để thực hiện việc giám định làm căn cứ để giải quyết vụ án. Tháng 2-2014, hội đồng giám định mới chính thức có kết luận là “không phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả”.

 

_____________________________________________________________________________

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh là một trong các Văn phòng luật sở hữu trí tuệ uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả & quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại & chỉ dẫn địa lý, li-xăng, nhượng quyền thương mại & chuyển giao công nghệ… cũng như đại diện cho khách hàng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

                                                                                                                                      

Thông tin chi tiết về các dịch vụ của Văn phòng, có trong website: www.pham.com.vn


Các bài viết khác