Logo

Bộ KHCN đồng ý với khiếu nại của Phạm và Liên danh yêu cầu Cục SHTT bảo hộ nhãn hiệu Careload tại Việt Nam

01/01/1970

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh đại diện cho Công ty Toray Kabushiki Kaisha khiếu nại với Bộ Khoa học Công nghệ (Bộ KHCN) đối với Quyết định số 3268/QĐ-SHTT ngày 06/12/2013 của Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT) về việc giải quyết khiếu nại Thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu theo Đơn quốc tế số 1061621.

 

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh đại diện cho Công ty Toray Kabushiki Kaisha khiếu nại với Bộ Khoa học Công nghệ (Bộ KHCN) đối với Quyết định số 3268/QĐ-SHTT ngày 06/12/2013 của Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT) về việc giải quyết khiếu nại Thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu theo Đơn quốc tế số 1061621.

 

Đơn quốc tế 1061621:    Careload

Nhóm 5: Chế phẩm dược và thuốc dành cho người         

 

Nhãn hiệu đối chứng:     RELOAD

Nhóm 5: Dược phẩm

 

Theo đó, Bộ KHCN đã bác bỏ Quyết định của Cục Sở hữu Trí tuệ cho rằng, nhãn hiệu Careload tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiêu RELOAD theo Điều 74.2(e) Luật Sở hữu Trí tuệ với một số lập luận như sau:

 

i) Về sản phẩm: Các sản phẩm của hai nhãn hiệu là trùng hoặc tương tự với nhau. Do đó, sự khác biệt hay tương tự của các nhãn hiệu được đề cập là yếu tố quyết định đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

 

ii) Về nhãn hiệu:

- Với người tiêu dùng không biết tiếng Anh: Nhãn hiệu đăng ký “Careload” là một dấu hiệu chữ gồm 8 chữ cái. Đối với một bộ phận công chúng là người tiêu dùng không biết tiếng Anh, không được tiếp cận hướng dẫn của nhà sản xuất về cách đọc, nhãn hiệu đăng ký được đánh vần theo cách đọc thông thường, cụ thể là ghép phụ âm đứng trước với nguyên âm/ các nguyên âm tiếp theo ngay sau đó, đọc là /ka-re-loa-d/. Trong khi đó, nhãn hiệu đối chứng “RELOAD” được nhận diện là một dấu hiệu chữ, gồm 6 chữ cái, đọc là /re-loa-d/.

Theo cách tiếp cận này, nhãn hiệu “Careload” được phân biệt với nhãn hiệu đối chứng “RELOAD” do có độ dài khác nhau và cách đọc khác nhau.

 

- Với người tiêu dùng biết tiếng Anh: Nhãn hiệu đăng ký sẽ được đọc theo cách phát âm tiếng Anh là /keə-loud/ hay /ke-lốt/. Cách phát âm tiếng Anh đối với nhãn hiệu đăng ký gợi ý đến việc nhãn hiệu đăng ký có thể được tạo thành từ hai từ có nghĩa trong tiếng Anh là “Care” (có nghĩa là “chăm chú”, “cẩn thận”, “chăm sóc”, “quan tâm”…) và “Load” (có nghĩa là “chất”, “nạp”). Về tổng thể, “Careload” là từ không có nghĩa. Trong khi đó, nhãn hiệu đối chứng “RELOAD” được phát âm là /ri:’loud/ với ý nghĩa là “chất lại”, “nạp lại”.

Như vậy, với nhóm người tiêu dùng biết tiếng Anh, sự khác biệt giữa các nhãn hiệu về cấu trúc, phát âm và ý nghĩa là rất cơ bản và rõ ràng.

 

- Đối với người tiêu dùng chuyên biệt: Đối với nhóm người tiêu dùng chuyên biệt (sử dụng, bán các loại thuốc và biệt dược theo đơn) thì một sự khác biệt nhỏ về nhãn hiệu cũng đã có thể được nhận biết và phân biệt sản phẩm. Trong trường hợp cụ thể, với sự khác biệt rất rõ ràng về cấu trúc, cách phát âm và ý nghĩa giữa các nhãn hiệu, không có bất cứ khả năng nào về việc nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu có thể xảy ra.

 

Kết luận: Bộ KHCN yêu cầu Cục SHTT huỷ bỏ Quyết định số 3268 ngày 6/12/2013 và tiến hành các thủ tục cần thiết để bảo hộ nhãn hiệu “Careload” theo đơn quốc tế số 1061621 tại Việt Nam.

 

“Trước đó, Cục SHTT đã ra Quyết định số 3268 ngày 6/12/2013 về việc giải quyết khiếu nại Thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu “Careload”. Ngày 26/12/2013, P&A đã khiếu nại lên Bộ KHCN theo thủ tục hiện hành”.

 

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh là một trong các Văn phòng luật sở hữu trí tuệ có uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả & quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại & chỉ dẫn địa lý, li-xăng, nhượng quyền thương mại & chuyển giao công nghệ… cũng như đại diện cho khách hàng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các bài viết khác