Logo

Luật Bản quyền Hoa kỳ- Sử dụng hợp lý tác phẩm hay xâm phạm quyển?

05/08/2023

Việc AWF cấp phép in lụa bức ảnh Prince không được coi là sử dụng hợp lý

Trong vụ kiện được theo dõi sát sao giữa Quỹ tài trợ Andy Warhol cho Nghệ thuật tạo hình (Andy Warhol Foundation  for the Visual Arts, Inc.- AWF) kiện Goldsmith, 598 U.S. (2023), Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ngày 18/5/2023 đã ra phán quyết rằng việc AWF cấp phép cho Condé Nast về một tác phẩm in lụa của Andy Warhol từ bức ảnh chụp Prince[1] của Lynn Goldsmith không phải là “chuyển thể[2]”, được đánh giá dựa trên “mục đích và đặc điểm của việc sử dụng”, là yếu tố quan trọng đầu tiên để kết luận có phải là sử dụng hợp lý [tác phẩm] hay không. Trong trường hợp này, AWF và Condé Nast dự định sử dụng hình ảnh in lụa để minh họa cho các bài báo viết về Prince trên tạp chí. Tòa án sơ thẩm cấp dưới kết luận rằng việc cấp phép hình ảnh in lụa của AWF không được coi là sử dụng hợp lý.

Toam tắt vụ việc như sau: Tạp chí Newsweek ban đầu ủy quyền cho nhiếp ảnh gia Goldsmith chụp những bức ảnh chuyên nghiệp về Prince vào năm 1981. Goldsmith đã giữ bản quyền của mình đối với những bức ảnh và, vào năm 1984, đã cấp cho tạp chí Vanity Fair giấy phép hạn chế để sử dụng một trong những bức ảnh (Hình 1) như một “tài liệu tham khảo để minh họa.” Ông Warhol đã sử dụng bức ảnh này để tạo ra ảnh in lụa/in lưới màu tím (Hình 2) để minh họa cho bài báo trong Vanity Fair. Bà Goldsmith cũng không hề hay biết rằng ông Warhol cũng đã tạo ra một loạt các biến thể in lụa từ bức ảnh, bao gồm cả in lụa màu cam được đề cập ở đây.

Nhiều năm sau cái chết của Prince vào năm 2016, AWF đã cấp phép sử dụng tác phẩm in lụa màu cam cho Condé Nast với giá 10.000 US$, để sử dụng trên trang bìa tạp chí Vanity Fair trong số xuất bản để tưởng nhớ cuộc đời của Prince (Hình 3), nhưng bà Goldsmith không nhận được khoản thù lao bản quyền nào. Bà Goldsmith cũng đã cấp phép nhiều bức ảnh của mình về Prince cho các tạp chí khác trong những năm đó, bao gồm cả việc minh họa cho một bài báo xuất bản cùng thời điểm với tạp chí Vanity Fair số năm 2016.

Bà Goldsmith đã liên hệ với AWF với cáo buộc vi phạm bản quyền.  AWF đã phản ứng bằng cách kiện lại, hy  vọng Tòa sẽ tuyên bố rằng việc cấp phép cho Condé Nast là không vi phạm bản quyền hoặc việc này cấu thành việc sử dụng hợp lý.

AWF cho rằng bức in lụa (silkscreen) là [tác phẩm] "chuyển thể” và nó truyền tải một ý nghĩa hoặc thông điệp khác với bức ảnh gốc. Theo ý kiến 7–2, Tòa án cho rằng, để đánh giá có phải là chuyển thể hay không để được coi là sử dụng hợp lý thì phải tập trung vào xem xét yếu tố đầu tiên là “liệu việc sử dụng mới có mục đích khác hay có đặc điểm khác”, và “mức độ của nó thế nào”. Sự khác biệt càng lớn thì yếu tố càng có lợi cho việc sử dụng hợp lý. Để bảo vệ quyền của chủ sở hữu bản quyền trong việc  làm các tác phẩm phái sinh, mức độ “chuyển thể” phải vượt xa những gì được coi là một tác phẩm phái sinh. Việc sử dụng mới phải phục vụ một mục đích khác với mục đích ban đầu, không thay thế các đối tượng của nó.

Tòa án nhận thấy rằng “[i]nếu tác phẩm gốc và cách sử dụng thứ cấp có cùng mục đích hoặc rất giống nhau và cách sử dụng thứ cấp có tính chất thương mại, thì yếu tố đầu tiên có khả năng ảnh hưởng đến việc sử dụng hợp lý, nếu không có một số lý do biện minh khác cho việc sao chép.”Ở đây, cả bức ảnh và tranh in lụa lụa đều là chân dung của Prince được phép sử dụng trên các tạp chí để minh họa cho các bài báo về Prince. Việc chỉ dựa vào tác phẩm mới trên bức ảnh để truyền tải một ý nghĩa hoặc thông điệp mới là không đủ, khi việc sử dụng đó không có ý nghĩa quan trọng đối với bức ảnh, vì cả hai cách sử dụng đều có chung mục đích thương mại và AWF không đưa ra “lời biện minh thuyết phục nào cho việc sử dụng trái phép của họ."

Nguồn: INTA Bulletin,  published: August 2, Silkscreen Licensing of Prince Photograph Was Not Fair Use; 
https://www.inta.org/perspectives/law-practice/united-states-silkscreen-licensing-was-not-fair-use-of-lynn-goldsmiths-photograph-supreme-court-rules/

 


[1] Prince Rogers Nelson (7/6/1958 – 21/4/2016), nghệ danh là Prince, là ca sĩ, người viết bài hát, nhạc công đa nhạc cụ, nhà sản xuất thu âm và diễn viên người Mỹ. 
[2] Theo luật bản quyền của Hoa Kỳ, chuyển thể (transformative use/transformation)  dựa trên một  tác phẩm có bản quyền theo hình thức khác hoặc cho mục đích khác với tác phẩm gốc  được coi là một hình thức sử dụng hợp lý (fair use) và do đó không vi phạm bản quyền của chủ sở hữu.

Các bài viết khác