Logo

LB Nga: Đăng ký nội dung của một tác phẩm văn học là nhãn hiệu

14/02/2022

Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT của Việt Nam, vấn đề bổ sung tên nhân vật trong tác phẩm được bảo hộ là đối tượng loại trừ đối với việc đăng ký nhãn hiệu đang có nhiều ý kiến khác nhau.

Tại LB Nga việc đăng ký nhãn hiệu liên quan đến tác phẩm văn học có thể tóm tắt như sau:

1. Trường hợp  dấu hiệu sử dụng các nội dung từ tác phẩm văn học không thể được đăng ký làm nhãn hiệu

  • Giống với tên gọi  của tác phẩm, nhân vật, trích dẫn của tác phẩm hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chúng

  • Tác phẩm được biết đến ở Nga vào ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Quyền đối với tác phẩm phát sinh trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Không có sự đồng ý của tác giả (chủ bản quyền) của tác phẩm

Đơn  đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu hội tụ đủ các điều kiện nêu trên.

2. Trường hợp được sự chấp nhận của Cơ quan SHTT Nga (“Rospaten”) mà không cần có sự đồng ý của chủ thể quyền

Trong trường hợp này cần xác định tác phẩm theo các bước sau:

Bước 1. Xác định xem tác phẩm đã  trở thành tài sản của công chúng hay chưa?

Theo nguyên tắc chung, tác phẩm trở thành tài sản của công chúng 70 năm sau khi tác giả qua đời, tính từ ngày 1 tháng 1 tiếp theo năm mất.

Ví dụ, các tác phẩm của L.N. Tolstoy, A.S. Pushkin đã  trở thành tài sản của công chúng.Những tác phẩm như vậy có thể được sử dụng tự do bởi bất kỳ người ào mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai.

Thông thường, Rospatent đăng ký nhãn hiệu sử dụng các phần của tác phẩm đã trở thành tài sản của công chúng, ví dụ tên các tiểu thuyết nổi tiếng của  L.N .Tolstoy, gồm “Ana Karenina” (Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 168274) và “Chiến tranh và Hòa bình”(Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 350618) – Hình 1

Bước 2 : Nếu tác giả còn sống hoặc 70 năm chưa trôi qua kể từ ngày tác giả qua đời  (tức là tác phẩm chưa thành tài sản chung của công chúng) thì cần phải xác định thêm các nội dung dưới đây.

-  Xác định tên tác phẩm, nhân vật, câu trích dẫn có phải là nguyên tác không

Các phần của tác phẩm là nguyên tác cần có sự đồng ý của tác giả (chủ bản quyền).Ví dụ, tên nhân vật nổi tiếng "Vinnie" là nguyên tác . Trước khi công bố tác phẩm, nó không được sử dụng phổ biến. Nếu muốn đăng ký nhãn hiệu “Vinnie” thì  cần được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền của tác phẩm.

Công ty «Новая Альтернатива»/ Lựa chọn Mới đã đăng ký nhãn hiệu “Vinne”  (giấy chứng nhận nhãn hiệu  số 356943) – Hình 2, mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền. Sau đó, Giấy chứng nhận đã bị tuyên bố là vô hiệu  vì không có sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền để đăng ký nhãn hiệu.

- Nội dung có liên quan không phải là nguyên tác

Các phần của tác phẩm không phải là nguyên tác thì nói chung không cần có sự đồng ý của chủ thể quyền để đăng ký nhãn hiệu.Ví dụ, tên các tác phẩm"Trường học"của nhà văn Gaidar hoặc bài thơ "Đêm" của Yesenin không phải là nguyên tác. Các nội dung như vậy hoặc tương tự sẽ không bị từ chối  khi đăng ký nhãn hiệu vì lý do liên quan tới bản quyền.

3.Trường hợp nội dung không phải là nguyên tác vẫn bị từ chối bảo hộ  nhãn hiệu

Tuy nhiên một số tác phẩm đã trở nên nổi tiếng đến nỗi những phần không phải nguyên tác  của chúng đã có được một khả năng đặc biệt.Ví dụ điển hình là cuốn tiểu thuyết mang tên «Тихий Дон» (“Sông Đông êm đềm”) của nhà văn  M.A. Sholokhov.Tự nó, cụm từ "Sông Đông êm đềm" không phải là nguyên tác. Tuy nhiên, tác phẩm của Sholokhov đã trở nên nổi tiếng đến mức người tiêu dùng bình thường sẽ có mối liên hệ trực tiếp giữa  "Sông Đông êm đềm" và một tác phẩm cụ thể. Về vấn đề này, sẽ không thể đăng ký nhãn hiệu "Sông Đông êm đềm" mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền, điều này được xác nhận bởi tiền lệ của Rospatent , cụ thể như sau :

Năm 2014 , Công ty "Businessinvestgroup" từ vùng Upha đã bị từ chối đăng ký nhãn hiệu «Тихий Дон»/“/"Sông Đông êm đềm" liên quan đến hàng hóa thuộc nhóm 33  (đồ uống có cồn). Việc sử dụng tên của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng làm nhãn hiệu đã bị Rospatent coi là trái với lợi ích công cộng.

Để phản đối quyết định của Rospatent, đại diện của Công ty  đã nộp đơn khiếu nại lên Phòng giải quyết tranh chấp.Theo người nộp đơn, việc đăng ký tên tác phẩm  không chứa các yếu tố trái với các nguyên tắc của nhân đạo, Điều 1483 của Bộ luật Dân sự Liên bang Nga* không quy định rằng tên của một tác phẩm văn học không được đăng ký làm nhãn hiệu, và việc sử dụng  nhãn hiệu “Sông Đông êm đềm”  không mang lại lợi thế cạnh tranh và không gây hiểu lầm về nhà sản xuất hàng hóa.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu về vụ việc và tiến hành kiểm tra nhãn hiệu, Phòng giải quyết tranh chấp  đã đi đến kết luận rằng việc cấp đăng ký nhãn hiệu  chỉ có thể được  thực hiện được khi có sự đồng ý của tác giả hoặc những người thừa kế của tác giả, hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu  không có tài liệu thể hiện sự  đồng ý nào như vậy (nhà văn Solokhov tác giả cuốn tiểu thuyết nêu trên mất năm 1984, có nghĩa là vào thời điểm giải quyết vụ việc – năm 2014  tác phẩm “Sông Đông êm đềm”  vẫn trong thời hạn được bảo hộ là 70 năm kể từ ngày tác giả qua đời -NV). Do đó, quyết định của Rospatent vẫn có hiệu lực và  đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối.

4. Bình luận

Nhiều chuyên gia cho rằng  do tên tác phẩm của M.A. Sholokhov "Sông Đông êm đềm" là di sản văn hóa của Nga (giải thương Nobel về văn học năm 1965, 3 lần dựng thành phim và được xuất bản tại rất nhiều nước trong đó có Việt Nam…), Rospatent và Phòng Giải quyết tranh chấp đã không  cho phép biến  tên tác phẩm này thành nhãn hiệu cho rượu mạnh.

Điều 34   Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều  của Luật Sở hữu trí tuệ đã  bổ sung quy định về đối tượng loại trừ trong hoạt động đăng ký nhãn hiệu (điểm p), như sau :

p) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi, hình ảnh của nhân vật, hình tượng trong tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

Nôi dung quy định nêu trên hẹp hơn khá nhiều  với quy định của LB Nga về bảo hộ bản quyền trong hoạt động đăng ký nhãn hiệu  khi chỉ bao gồm phạm vi  “tên gọi, hình ảnh của nhân vật, hình tượng trong tác phẩm”, nếu chỉ có như vậy thì liệu có thể từ chối đăng ký nhãn hiệu như đối với trường hợp nhãn hiệu "Sông Đông êm đềm" nêu trên ?. Ngoài ra cũng có băn khoăn là tính nguyên tacw áp dụng thế nào trường hợp đối tượng của bản quyền “tên gọi của nhân vật” ?./.

Nguồn: 
- Часть произведения в товарном знаке
http://intelight.pro/chast-proizvedeniya-v-tovarnom-znake/

- Роспатент отказал в регистрации алкогольного бренда «Тихий Дон»; 
https://edwaks.ru/ru/news/rospatent-otkazal-v-registracii-alkogolnogo

*https://legalacts.ru/kodeks/GK-RF-chast-4/razdel-vii/glava-76/ss-2/1/statja-1483/.Khoản 4 Điều 1483 Bộ Luật dân sự Nga quy định về đối tượng loại trừ đối với đăng ký nhãn hiệu như sau:

Đăng ký  là nhãn hiệu các dấu hiệu chỉ định trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên chính thức và hình ảnh của các hiện vật đặc biệt có giá trị của di sản văn hóa của các dân tộc thuộc Liên bang Nga hoặc các đối tượng của di sản văn hóa hoặc thiên nhiên thế giới, cũng như các hình ảnh có giá trị văn hóa được lưu trữ trong các bộ sưu tập, tuyển tập  và quỹ, nếu  yêu cầu đăng ký các dấu hiệu đó làm nhãn hiệu  được thực hiện bởi những người không phải là chủ sở hữu , hoạc không có sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền cho phép  đăng ký các dấu hiệu đó làm nhãn hiệu./.

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài viết khác