Logo

Tổng Giám đốc WIPO nói “Hệ thống Luật Quyền tác giả “ Phải cải cách hoặc suy vong?

20/07/2013
Ngày 25/2/2011, tại Hội nghị quốc tế “ Các phương hướng tương lai của Luật Quyền tác giả “ tổ chức tại Sydney, Australia, Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Francis Gurry đã có một phát biểu mang tính đột phá về hệ thống Luật quyền tác giả.

Theo ông, sự cân bằng trong hệ thống luật quyền tác giả truyền thống hiện nay nhằm khuyến khích nhưng đồng thời kiểm soát được việc tiếp cận và trích, lấy các nội dung có giá trị để sử dụng từ các tác phẩm được bảo hộ đang gặp phải một lực lượng phá hoại trên internet. Lực lượng này rất sáng tạo và thực sự đang làm rung chuyển nền tảng của những mô hình kinh doanh trong các ngành công nghiệp pre-digital.

Francis Gurry nhấn mạnh “vấn đề là ở chỗ xã hội của chúng ta phải làm thế nào đây để có thể đưa các tác phẩm văn hóa, với giá có thể chấp nhận được, đến công chúng một cách rộng rãi nhất, đồng thời phải bảo đảm một cuộc sống kinh tế đúng giá trị cho tác giả sáng tạo, các nghệ sĩ biểu diễn và những người cộng tác thương mại đang giúp họ dẫn dắt hệ thống kinh tế?”

Tổng thống Pháp Sakozy và Tổng thống Nga Medvedev đã kêu gọi Nhóm 20 sớm cân nhắc vấn đề này trong năm 2011.

Ông cũng trích lời Tổng thống Medvedev trong bài phát biểu tại Hội nghị Davos, tháng 1/2011, “…những nguyên lý, quy tắc cũ của sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong môi trường internet, không còn hợp lý nữa” và “ là sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống các quyền sở hữu trí tuệ”.

Gury thừa nhận công nghệ số và internet đã tạo ra khả năng tiếp cận tri thức không thể ngờ tới, đã trở thành một công cụ mạnh mẽ nhất để phổ biến kiến thức kể từ khi có sáng chế về in ấn. Chúng đã tạo khả năng sao chép, sản xuất các tác phẩm văn hóa với độ trung thực hoàn hảo và chi phí gần bằng không và có khả năng phổ biến ngay lập tức các tác phẩm này khắp thế giới với chi phí cũng gần bằng không.   Gurry cũng cho rằng phải có các khuyến khích kinh tế để thưởng cho các sáng tạo và “nuôi dưỡng một văn hóa năng động”. Nhưng không rõ,  liệu ông có thể nhất trí được không, rằng các văn hóa năng động luôn phát triển mạnh mẽ mà không đề cập tới quyền tác giả ?.

Đúng hơn, các công nghệ mới “ đã tạo ra các tiến bộ công nghệ cho một phía của sự cân bằng, đó là sự có sẵn mà không mất tiền mua, người tiêu dùng, sự được hưởng lợi của xã hội và sự vừa lòng trong ngắn hạn”.

Và, vì tiến bộ công nghệ là không thể đảo ngược,  chúng ta không được phản kháng mà phải sống chung và tìm giải pháp giải quyết vấn đề.  Có nghĩa là, hệ thống luật quyền tác giả phải được thay đổi để thích ứng với thực tế khách quan, bằng không sẽ diệt vong.

Gurry kêu gọi “tuyên truyền tích cực cho một học thuyết” để nêu lên sự cần thiết  phải có một “mô hình kinh doanh phù hợp nhất” để sống sót, một mặt bảo đảm rằng mô hình kinh doanh thắng lợi sẽ tôn trọng “những cân bằng xã hội đúng đắn trong chính sách văn hóa”. Ông cũng đề cập tới ý kiến của Giáo sư Larry Lessig của Harvard Law School năm ngoái về việc nên xem xét lại toàn bộ hệ thống luật bản quyền của WIPO (chi tiết,  xem thêm IPW, Copyright Policy, 5 November 2010).

Ba nguyên tắc cho những nhà hoạch định chính sách và một Cơ sở dữ liệu toàn cầu.

Gurry nêu 3 nguyên tắc chính để hướng các nhà hoạch định chính sách tiến lên phía trước, đó là tính trung lập công nghệ, tính toàn diện và gắn kết, và sự đơn giản.

Tính trung lập công nghệ là cần thiết vì chính sách ràng buộc đối với những công nghệ đặc thù không cho phép các mô hình kinh doanh lỗi thời chết tự nhiên. Quyền tác giả phải thúc đẩy thuyết động lực văn hóa,  không gìn giữ hoặc khuyến khích các quyền lợi kinh doanh được đảm bảo bất di bất dịch. Đây cũng là quan điểm nhìn về phía trước mà WIPO đang cân nhắc.  

Tính toàn diện và gắn kết  sẽ hình thành từ sự kết hợp của các yếu tố: luật pháp, cơ sở hạ tầng, sự thay đổi văn hóa, sự hợp tác về thể chế và các mô hình kinh doanh tốt hơn.

Luật pháp đã từng là công cụ từ nhiều năm nay để xây dựng chính sách bản quyền, nhưng  nay không còn đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ này trong môi trường digital, nơi mà khối lượng lớn, sự quốc tế hóa, sự thiếu quy chế về hệ thống tên miền và tình trạng nặc danh đã khiến luật pháp “chỉ là cái bóng của chính nó trong thế giới vật chất, một lực lượng đã bị làm suy yếu”.  Vai trò của những người trung gian, các đối tác, các đối thủ cạnh tranh và những người hợp tác thương mại ngày càng phức tạp.

Về cơ sở hạ tầng, phải hiện đại hóa hệ thống quản lý chung đã tỏ ra lạc hậu, đề xuất một cách thức cho phép nhượng quyền toàn cầu, đăng ký âm nhạc quốc tế hoặc hình thành một cơ sở dữ liệu toàn cầu về vốn tiết mục (global repertoire database).  Cơ sở dữ liệu có thể hoạt động giống như Hiệp ước hợp tác patent do WIPO quản lý, nhưng trong trường hợp này sẽ kết nối các tổ chức thu thập với nhau.

Gurry cũng thừa nhận sự tăng lên của Pirate Party (tạm dịch Nhóm người vi phạm tác quyền) trong đời sống chính trị. (Pirate Party là một Nhóm/Đảng chính trị của thời đại kỹ thuật số, được thành lập lần đầu tiên tại Thụy Điển năm 2006, sau đó lan ra một số nước khác ở châu Âu như Áo, Đan Mạch, Phần  Lan, Đức, Hà Lan và nay đã có ở hơn 40 nước. Mục tiêu của Pirate Party là hỗ trợ việc thành lập các Pirate Party mới, giúp đỡ, thúc đẩy và duy trì việc chia sẻ thông tin và hợp tác giữa các Pirate Party nhằm cải tổ các luật liên quan đến bản quyền và patent, nâng cao việc bảo hộ các quyền riêng tư và tự do trên interrnet cũng như trong cuộc sống, và sự minh bạch trong quản lý nhà nước- ND). Nhưng ông cho là cương lĩnh của nó, gồm cả lời kêu gọi một thời hạn bản quyền 5 năm với các thời hạn bằng 0 cho sử dụng phi thương mại, là ‘hết mức” mặc dù ông nói quan điểm mà nó tiêu biểu là “phổ biến” như đã  được chứng tỏ qua sự sao chụp bất hợp pháp đã đạt tới “các kích cỡ báo động”.

Vì vậy, Gurry khuyến nghị rằng những người khới xướng (cải cách) hệ thống bản quyền nên thôi nói về việc sao chụp bất hợp pháp mà nên nói về chia sẻ trách nhiệm và “mối đe dọa về khả năng tồn tại tài chính của nền văn hóa trong thế kỷ 21”, một thực tế đầy rủi ro nếu chính sách bản quyền không hiệu quả.

Một sự cần thiết khác là hợp tác về thể chế để có thể phát động một “cuộc chiến đấu giành trái tim và ý kiến của công chúng” cho một chính sách bản quyền hợp lý. Hiện nay, các nỗ lực của chúng ta chưa thực sự mạch lạc với những cách tiếp cận khác nhau ở mỗi quốc gia; một số nhấn mạnh hành động chống người tiêu dùng vi phạm bản quyền; một số khác thì nhằm vào những người trung gian; một số cách tiếp cận đa bên đang được áp dụng trong Hiệp định chống gian lận Thương mại (ACTA); và một vài hành động thực tiễn của ngành công nghiệp hoặc hoặc một số chuẩn mực đạo đức tự điều chỉnh.

Gurry  cho rằng cần xác định những mục tiêu cùng chia sẻ, nhưng tiến trình đó đang bị ngăn trở bởi “sự miễn cưỡng của một số quốc gia phải chủ trì những tranh luận hoặc hành động quốc tế trong lĩnh vực này”.

Gury cũng đề cập tới một vấn đề mở là thiết kế các mô hình kinh doanh bền vững, nơi đòi hỏi một sự “cam kết trí tuệ” hơn là sự phản kháng, và để cho hội nghị nêu lên các ý tưởng mới.

Về điểm thứ ba, sự đơn giản, Gurry nói rằng bản quyền là một vấn đề phức tạp và phức hợp, và rằng chúng ta có thể mất đi sự hỗ trợ của thính giả và công chúng nếu hệ thống (luật bản quyền) không đễ tiếp cận.

“Các thế hệ tương lai rõ ràng sẽ quan tâm đến rất nhiều tác phẩm, các quyền và những người quản lý thương mại mà chúng ta đang nói đến như là các tạo tác sâu sắc của lịch sử văn hóa, nhiều như các đĩa ghi bằng nhựa vinyl đã xuất hiện trong một thời gian rất ngắn”. Gury nói.

Nguồn: Intellectual Property Watch, 15 March 2011

Các bài viết khác