Logo

Toàn cảnh về các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam năm 2009

20/07/2013
2009 là năm giữ kỷ lục về số lượng các vụ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam ở các thị trường nước ngoài. Nhiều bài học có thể được rút ra từ việc kháng kiện trong các vụ việc này.


Năm 2009 là năm khó khăn đối với xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa thực sự ra khỏi khủng hoảng, bên cạnh sự sụt giảm về số lượng các đơn hàng ở hầu khắp các thị trường, hàng hóa Việt Nam còn phải đối mặt với một loạt các rào cản không dễ vượt qua mà đáng kể nhất là các biện pháp phòng vệ thương mại.

 

Trên thực tế 2009 là năm giữ kỷ lục về số lượng các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Các vụ kiện xảy ra trong năm cũng màng nhiều điểm khác biệt so với các vụ kiện đã từng xảy ra. Việc kháng kiện của các doanh nghiệp, hiệp hội và cả Chính phủ có những điểm sáng cần phát huy nhưng cũng có những mảng tối cần được khắc phục kịp thời.

 

Năm 2009 - Năm kỷ lục về số lượng các vụ điều tra

 

Năm 2009, hàng hóa Việt Nam bị điều tra trong tổng cộng 07 vụ phòng vệ thương mại ở 06 thị trường.

xướng điều tra Kết quả cập nhật

Sản phẩm bị điều tra

Nước điều tra

Ngày có đơn kiện/ngày

khởi xướng điều tra

Kết quả cập nhật

 

Điều tra chống bán phá giá

 

Giầy

Braxin

05/01/2009

Rút đơn kiện do số lượng hàng nhập khẩu quá thấp

Giầy và đế giày cao su

Canada

27/02/2009

Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại liên quan tới phá giá (25/09/2009)

Túi nhựa PE

Hoa Kỳ

31/03/2009

Áp thuế chống bán phá giá tạm thời: 52.30% - 76.11% (từ ngày 28/10/2009)

Đĩa ghi DVD

Ấn Độ

05/05/2009

Chưa có kết luận

Máy điều hòa

Thổ Nhĩ Kỳ

25/07/2009

Chưa có kết luận

 

Điều tra chống trợ cấp

 

Túi nhựa PE

Hoa Kỳ

31/03/2009

Áp thuế chống trợ cấp tạm thời: 0.20% - 4.24% (từ ngày 31/8/2009)

 

Điều tra áp dụng biện pháp tự vệ

 

Thép cuộn/tấm/xẻ

băng cán nóng

Ấn Độ

9/4/2009

Chưa có kết luận

 

Sự gia tăng số lượng các vụ điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trong năm 2009 nằm trong xu hướng tăng của các vụ kiện phòng vệ thương mại trên thế giới và về cơ bản là không quá bất ngờ.

 

Năm 2007, khi nền kinh tế thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng, nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường truyền thống bị thắt chặt dần khiến các đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh, số lượng và kim ngạch xuất khẩu chững lại và lần lượt giảm sút. Như một phản ứng tất yếu tức thời, số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại giảm đáng kể trong năm nay (bởi theo thực tiễn thương mại quốc tế thì các vụ kiện nay thường gắn với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu).

 

Tuy nhiên, ngay từ thời điểm đó, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phòng vệ thương mại đã cảnh báo một nguy cơ

khác: nền kinh tế thế giới khó khăn không chỉ khiến xuất khẩu giảm sút mà còn làm cho sản xuất nội địa tại các thị trường xuất khẩu rơi vào tình trạng khó khăn, và trong tình thế hiểm nghèo đó nguy cơ họ kêu gọi Chính phủ tăng cường “bảo hộ” trước hàng hóa nước ngoai bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có việc đệ đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng vệ, sẽ có thể gia tăng một cách khó lường. Diễn biến thực tế năm 2008 và 2009 đã không nằm ngoài dự báo đó. Năm 2008, báo cáo của WTO đã ghi nhận sự gia tăng dần của các biện pháp phòng vệ thương mại và đến năm 2009 thì thực tế nay càng rõ nét hơn.

 

Hội đồng tư vấn về các biện pháp phòng vệ thương mại (Trade Remedies Council – TRC) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngay từ năm 2008 đã cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về vấn đề này. Tiếc rằng trong thời điểm đó, với việc tập trung hầu như toàn bộ các nỗ lực vào việc ngăn chặn thiệt hại, duy trì kinh doanh bằng cải thiện năng lực cạnh tranh và tiếp cận các thị trường, không nhiều các doanh nghiệp và hiệp hội dành sự quan tâm đúng mức đến cảnh báo nay. Các vụ kiện đến trong năm 2009, vì thế, đã khiến nhiều doanh nghiệp, hiệp hội bất ngờ.

 

Ngoài ra, cần nói thêm rằng trong năm 2009, một số ngành khác cũng được đặt trong tình trạng “báo động” về nguy cơ kiện phòng vệ thương mại (giấy, thủy sản, gốm sứ…). May mắn là các nguy cơ đó không trở thành hiện thực trong năm nay nhưng không có gi đảm bảo rằng trong những năm sắp tới may mắn này sẽ còn tiếp tục.

 

Năm 2009 - Năm của những vụ điều tra phòng vệ thương mại “đặc biệt”

 

Ngoài sự gia tăng bất ngờ về số lượng, các vụ điều tra phòng vệ thương mại năm 2009 đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn có nhiều điểm đáng chú ý.

 

Lần đầu tiên hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với một vụ kiện chống trợ cấp (vụ Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp đối với túi nhựa PE Việt Nam)

 

Sự kiện xuất khẩu Việt Nam bị kiện chống trợ cấp lần đầu tiên đặt ra nhiều thách thức không chỉ trong việc kháng kiện của các doanh nghiệp:

  • Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã không còn được “miễn trừ” khỏi các vụ kiện chống trợ cấp ở Hoa Kỳ. Và do đó nguy cơ nhiều mặt hàng khác phải đối mặt với kiện chống trợ cấp ở Hoa Kỳ không phải quá xa vời;
  • Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, Chính phủ đã tiến hành nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính khác nhau cho các ngành sản xuất, trong đó có các ngành xuất khẩu; và vì thế vụ kiện chống trợ cấp có thể là một tiền lệ nguy hiểm cho các thị trường xuất khẩu lớn khác của Việt Nam;
  • Chính phủ Việt Nam chưa từng có kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện chống trợ cấp, chưa có cơ chế nào để đối phó với một vụ việc mà Chính phủ là một bên của vụ kiện (khác với vụ kiện chống bán phá giá, nơi sự tham gia của Chính phủ nếu cũng chỉ màng tính chất hỗ trợ trừ trong nội dùng cụ thể của việc chứng minh nền kinh tế thị trường).

 

 

Điều tra chống trợ cấp đối với các nước có nền

kinh tế phi thị trường

 

Về nguyên tắc, WTO không có quy định nào cấm một nước thành viên không được điều tra chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu đến từ một nước có nền kinh tế phi thị trường (NME). Vì vậy các nước có quyền tự do trong việc quy định có điều tra chống trợ cấp với một nước NME hay không.

 

Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, theo án lệ Georgetown Steel năm 1985 của Tòa Phúc thẩm liên bang thì Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) có thể từ chối không điều tra chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu đến từ nước NME (trong vụ việc đó là Ba Làn, Séc, Liên Xô cũ và Cộng hòa dân chủ Đức). Logic nằm đằng sau án lệ này là trong một nền kinh tế tập trung bao cấp thuần túy thì mọi chủ thể đều nhận được trợ cấp và vì thế không thể xác định được lợi ích và lợi thế mà chủ thể nhận được trợ cấp có được so với các chủ thể không nhận trợ cấp trong cùng một thị trường.

 

Tuy nhiên, thông lệ không kiện chống trợ cấp đối với hàng hóa đến từ các nước NME của Hoa Kỳ đã bị DOC thay đổi vào năm 2007 khi cơ quan này quyết định điều tra chống trợ cấp đối với Trung Quốc với lý do nước này tuy chưa được công nhận quy chế nền kinh tế phi thị trường nhưng đã có những chuyển biến khác với mô hình kinh tế xô viết trước đây. Cũng với những lý lẽ này, DOC đã quyết định điều tra chống trợ cấp đối với Việt Nam trong vụ túi nhựa PE năm 2009.

 

 

Lần đầu tiên một sản phẩm của Việt Nam bị vướng phải một vụ kiện đúp – bị kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp cùng lúc (vụ túi nhựa PE tại Hoa Kỳ)

 

Từ trước đến nay các vụ điều tra đối với hàng hóa Việt Nam đều là những vụ đơn lẻ (chống bán phá giá, biện pháp tự vệ). Việc kháng kiện của doanh nghiệp và hiệp hội Việt Nam trong các vụ việc nay đã không hề dễ dàng (dù với những ngành mạnh như thủy sản). Những vụ kiện đúp càng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bởi:

 

- Các nỗ lực kháng kiện (nhân lực, vật lực) phải chia đôi cho cả hai vụ, trong khi đó hầu như các doanh nghiệp không có sự chuẩn bị gì (đặc biệt là về nguồn quỹ chi cho luật sư tư vấn);

 

- Các lập luận kháng kiện trong vụ nay có thể mâu thuẫn, gây bất lợi cho vụ kia (ví dụ về lập luận nền kinh tế phi

thị trường);

 

Hàng hóa Việt Nam bị kiện ở những thị trường mà lượng xuất khẩu hầu như không đáng kể

 

Trong số 7 vụ điều tra mà hàng hóa Việt Nam phải đối mặt ở nước ngoài, có 2 vụ mà lượng xuất rất thấp, bao gồm vụ kiện chống bán phá giá đối với giầy tại Braxin và vụ kiện áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép tại Ấn Độ.

 

Braxin là nước xuất khẩu giầy lớn trên thế giới, đã từng được chọn làm nước thay thế cho Việt Nam để tính các chi phí sản xuất thay thế trong vụ kiện giầy mũ da Việt Nam tại EU.

 

Vì vậy đây là thị trường khó tiếp cận của giầy dép Việt Nam, số lượng, kim ngạch xuất sang thị trường nay không lớn. Mặc dù vậy ngành sản xuất nội địa Braxin vẫn cảm thấy bị đe dọa bởi hàng hóa Việt Nam và đã tiến hành đệ đơn kiện. Trên thực tế, đơn kiện đã bị rút lại bởi lượng nhập khẩu từ Việt Nam không đủ để khởi xướng vụ điều tra.

 

Thép là mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu là chủ yếu, sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, trong khoảng cuối 2007, đầu 2008, khi nhu cầu về thép trong thị trường nội địa giảm sút, một số doanh nghiệp thương mại nhập khẩu thép cuộn/tấm/xẻ băng cán nóng vào Việt Nam buộc phải tái xuất để thu lại vốn. Vi vậy Việt Nam có thép xuất khẩu đi Ấn Độ, và khi ngành sản xuất nội địa nước nay đệ đơn đề nghị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, Việt Nam nằm trong số 14 nước trong danh sách bị kiện.

 

Vụ việc tại Braxin đã qua êm thấm, vụ điều tra tự vệ ở Ấn Độ cũng sẽ không gây hậu quả lớn cho ngành thép Việt Nam ngay cả khi vụ điều tra có đi đến kết luận cuối cùng là áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, hai vụ việc nay cho thấy những mặt hàng có lượng và kim ngạch xuất khẩu không cao, vào những thị trường mà Việt Nam không có nhiều sức cạnh tranh cao vẫn có thể là đối tượng của các vụ điều tra phòng vệ thương mại. Trong quá khứ đã có những vụ việc như thế này và năm 2009 có thể là một lời cảnh báo tiếp theo cho các doanh nghiệp xuất khẩu về rủi ro này.

 

Năm 2009 - Năm của những kinh nghiệm

 

Mỗi vụ điều tra phòng vệ thương mại là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và hiệp hội liên quan. Đối với hầu hết các ngành có sản phẩm bị kiện phòng vệ trong năm 2009 của Việt Nam, đây đều là các vụ kiện lần đầu tiên họ vướng phải. Vì vậy, đa có không ít lúng túng, bất cập trong quá trình kháng kiện, đáng kể là:

 

- Không ít doanh nghiệp, hiệp hội không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ về tính chất và tác động của các vụ kiện phòng vệ thương mại, đã có cách hành xử tiêu cực (ví dụ nhiều doanh nghiệp lẩn tránh vụ kiện, không hợp tác, không đoan kết với hiệp hội…) gây ra những hậu quả bất lợi về toàn cục;

 

- Tại thời điểm vụ điều tra xảy ra, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội chưa có sự chuẩn bị nào về các nguồn lực cho việc theo kiện (bao gồm cả nhân lực và vật lực), vi vậy các hoạt động kháng kiện đôi khi không đạt được hiệu quả mong muốn (ví dụ trong vụ kiện túi nhựa PE, các doanh nghiệp đã mất quá nhiều thời gian để huy động nguồn lực và quyết định thuê luật sư tư vấn quá muộn nên bỏ lỡ một số thủ tục quan trọng, luật sư cũng không có đủ thời gian để có chiến lược kháng kiện kịp thời, hoan hảo như mong muốn);

 

- Đối với trường hợp doanh nghiệp đã từng có kinh nghiệ

Các bài viết khác